Skip to main content

Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16. Vậy X là

Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16. Vậy X là

Câu hỏi

Nhận biết

Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16. Vậy X là


A.
kim loại.
B.
phi kim.
C.
khí trơ.
D.
lưỡng tính.
Đáp án đúng: B

Phương pháp giải

Cách xác định một nguyên tố là kim loại/phi kim/khí hiếm khi biết Z:

1. Viết cấu hình e nguyên tử.

2. Xác định số e lớp ngoài cùng:

+ Nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng (trừ H, He và B) => kim loại

+ Nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng => phi kim

+ Nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng => kim loại hoặc phi kim

+ Nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng và He (1s2) => khí hiếm

Lời giải của Luyện Tập 365

Cấu hình e của X (Z = 16): 1s22s22p63s23p4

→ có 6e lớp ngoài cùng

→ X là phi kim

Câu hỏi liên quan

  • Nguyên tố X thuộc chu kì 4 nhóm IA, nguyên tố Y thuộc chu kì 2 nhóm VIIA.
Viết cấu hình

    Nguyên tố X thuộc chu kì 4 nhóm IA, nguyên tố Y thuộc chu kì 2 nhóm VIIA.

    Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố X, Y. Viết sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử tạo thành từ X và Y.

  • Cho các nguyên tố: Na (Z=11); O (Z=8) liên kết hoá học giữa Na và O thuộc loại:

    Cho các nguyên tố: Na (Z=11); O (Z=8) liên kết hoá học giữa Na và O thuộc loại:

  • Hòa tan 4,8 g kim loại R thuộc nhóm IIA bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl (D=1,08 g/ml).

    Hòa tan 4,8 g kim loại R thuộc nhóm IIA bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl (D=1,08 g/ml). Sau phản ứng, thu được 200 g dung dịch X và 4,48 lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn.

    a.Xác định tên kim loại R.

    b.Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng.

  • Trong phân tử CH4 nguyên tử C ở trạng thái lai hoá sp3. Phân tử CH4 có dạng :

    Trong phân tử CH4 nguyên tử C ở trạng thái lai hoá sp3. Phân tử CH4 có dạng :

  • Nguyên tử X ở trạng thái cơ bản có 3 lớp electron và có 1 electron độc thân.
a) Viết cấu

    Nguyên tử X ở trạng thái cơ bản có 3 lớp electron và có 1 electron độc thân.

    a) Viết cấu hình electron của X và xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

    b) X là nguyên tố s, p, d hay f?  X là kim loại hay phi kim?

    c) Viết công thức oxit cao nhất và công thức hiđroxit tương ứng. Oxit và hiđroxit tương ứng là axit hay bazơ? Viết phản ứng của chúng với dung dịch NaOH (nếu có).

  • Hòa tan 17,2 gam hỗn hợp Fe, Mg bằng V ml dung dịch HNO3 0,5M (dư) thu được hỗn hợp A gồm

    Hòa tan 17,2 gam hỗn hợp Fe, Mg bằng V ml dung dịch HNO3 0,5M (dư) thu được hỗn hợp A gồm 2 khí NO và N2O có thể tích 4,48 lít ( đktc),và dung dịch X có chứa 2 muối và axit dư.  Biết tỉ khối của A so với hidro là 18,5 .

    1. Tính % khối lượng Fe trong hỗn hợp trên ?

    2. Để tác dụng hết với các chất có trong dung dịch X người ta phải dùng hết 2,3 lít dung dịch NaOH 0,5M. Tính thể tích dung dịch HNO3 ban đầu ( V ml ) ?

  • Số e độc thân của nguyên tử lưu huỳnh (Z=16) bằng:

    Số e độc thân của nguyên tử lưu huỳnh (Z=16) bằng:

  • Nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm IA, nguyên tố Y thuộc chu kì 3 nhóm VIIA.
a. Viết cấu hình

    Nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm IA, nguyên tố Y thuộc chu kì 3 nhóm VIIA.

    a. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố X và Y.

    b.Viết sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử tạo bởi hai nguyên tố X và Y

  • Cho 10,2 gam oxit của kim loại R thuộc nhóm IIIA tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch HCl

    Cho 10,2 gam oxit của kim loại R thuộc nhóm IIIA tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch HCl 1M (D = 1,12 g/ml), sau phản ứng thu được dung dịch X.

    a.Xác định công thức phân tử của oxit đã cho.

     b.Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch X.

  • Tổng số hạt trong phân tử MX3 là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang

    Tổng số hạt trong phân tử MX3 là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng mol của X- lớn hơn khối lượng mol của M3+ là 8. Tổng số hạt (p, n, e) trong X¯ nhiều hơn trong M3+ là 16. Xác định điện tích hạt nhân của nguyên tử M và X ?