Skip to main content

 (8,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về  hai đoạn thơ sau: "Tôi buộc lòng tôi với người      Để tình trang trải với trăm nơi  Để hồn tôi với bao hồn khổ          Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"                                                        (Từ ấy – Tố Hữu)                                          "Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ                                           Giữa biển lớn tình yêu                                           Để ngàn năm còn vỗ"                                                         (Sóng – Xuân Quỳnh)

(8,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về  hai đoạn thơ sau:

Câu hỏi

Nhận biết

 (8,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về  hai đoạn thơ sau:

"Tôi buộc lòng tôi với người

     Để tình trang trải với trăm nơi

 Để hồn tôi với bao hồn khổ

         Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"

                                                       (Từ ấy – Tố Hữu)

                                         "Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

                                          Giữa biển lớn tình yêu

                                          Để ngàn năm còn vỗ"

                                                        (Sóng – Xuân Quỳnh)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1.       KHÁI QUÁT: (2,0 điểm)

-       Giới thiệu về Tố Hữu với bài thơ “Từ ấy” và Xuân Quỳnh với  bài thơ  “Sóng”

+ Tố Hữu – một nhà thơ lớn của nền văn học Cách mạng Việt Nam. Hồn thơ Tố Hữu bắt gặp và gắn bó với lí tưởng Cách mạng từ rất sớm. “Từ ấy” là một bài thơ hay, đánh dấu bước ngoặt trong tư tưởng và cuộc đời ông.

+ Xuân Quỳnh – một hồn thơ nữ vừa đằm thắm, dịu dàng vừa sâu sắc, mãnh liệt – một gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kì chống Mĩ. “Sóng” là một trong những thi phẩm đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất cho hồn thơ Xuân Quỳnh.

-         Trích dẫn hai đoạn thơ.

2.       NÊU CẢM NHẬN(4,0 điểm)

a.  Đoạn thơ trong bài thơ “Từ ấy”                        

Đây là khổ 2 của bài thơ, là lời thề hứa nguyện gắn bó suốt đời với lí tưởng Cách mạng của nhà thơ.

-      “Buộc”“trang trải” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu: đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam.

-      Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, Tố Hữu còn biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân. Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Nhà thơ muốn được như Mác: “Vì lẽ sống, hy sinh cho cuộc sống – Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng”, mong ước xây dựng một khối đời vững chắc làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng.

=> Lời thơ nống nàn, tha thiết, sôi nổi, nghệ thuật điệp  "tôi", " để" đã cho thấy sự say mê lí tưởng và sự trưởng thành của nhà thơ: Cái Tôi nhà thơ đã hòa nhập với với cái ta chung.

b.      Đoạn thơ trong bài thơ “Sóng”

Đoạn thơ là khổ cuối của bài “Sóng”, là khao khát hòa nhập trong tình yêu của Xuân Quỳnh.

-       Đây là một khát khao đầy nữ tính. Xuân Quỳnh mơ ước được “tan ra” như “trăm con sóng nhỏ” giữa biển lớn tình yêu, nghĩa là quên mình, hi sinh cho người mình yêu và cho tình yêu của mình. Tan ra mà không mất đi, ngược lại nó biết rằng mình sẽ còn mãi, sẽ ngàn năm còn vỗ.

-       Những cặp khái niệm những tưởng đối lập nhau: “sóng” – “bờ”, “sóng” – “biển”, “tan ra” – “còn vỗ”…thật ra lại rất thống nhất. Đây là hành trình đi đến cõi bất tử của tình yêu.

-       Hình ảnh “biển lớn tình yêu” trong thơ Xuân Quỳnh mang một ý nghĩa thật đẹp đẽ. Tình yêu của mỗi cá nhân con người sẽ thật nhỏ bé, mong manh và nhiều khi trở nên vô nghĩa, phù phiếm nếu nó không gắn với cuộc đời rộng lớn. Nghĩa là Xuân Quỳnh đã đi từ thế giới của cái tôi đến thế giới của cái ta, đã mang hạnh phúc của lứa đôi hòa vào hạnh phúc của muôn người.

=> Lời thơ rất ngắn gọn mà hàm súc, cho ta thấy vẻ đẹp nữ tính và sự sâu sắc của hồn thơ Xuân Quỳnh

3.  ĐÁNH GIÁ: (2,0 điểm)

-       Hai đoạn thơ thuộc hai bài thơ khác nhau, do hai nhà thơ sáng tác, tưởng chừng như khác biệt nhưng thực ra lại có điểm tương đồng: Tố Hữu và Xuân Quỳnh đã gặp gỡ nhau khi hi sinh bản thân mình, gắn cái “tôi” với cái “ta”, gắn tình cảm cá nhân với tình cảm cộng đồng.

-       Tuy nhiên ở mỗi đoạn thơ, các nhà thơ lại gửi gắm những tâm tư khác nhau:

+  Tố Hữu nguyện hi sinh bản thân cho Tổ quốc, cho nhân dân cần lao còn Xuân Quỳnh lại quên mình, hi sinh cho người mình yêu và cho tình yêu của mình.

+ Nếu Tố Hữu gắn bó đời mình với nhân dân lao động, thể hiện tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân thì Xuân Quỳnh lại gắn tình yêu cá nhân với cuộc đời rộng lớn, mang hạnh phúc cá nhân hòa vào hạnh phúc của muôn người

-       Sở dĩ có sự khác biệt là do yếu tố thời đại, sự khác biệt về tư tưởng, phong cách của mỗi nhà thơ.

Câu hỏi liên quan

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 

    Câu 1. (2,0 điểm)

    Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

    "Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ. Nhìn chung, các tác giả đề cập đến những quan hệ riêng tư, đến số phận cá nhân với thái độ bất hòa và bất lực trước môi trường xã hội tầm thường, giả dối, tù túng dưới ách thực dân. Thế loại thích hợp nhất với chủ nghĩa lãng mạn là thơ trữ tình và các thể loại văn xuôi trữ tình."

    (Dựa theo Ngữ văn lớp 11 tập 2, tr.l 13, Nxb Giáo dục)

    1. Chỉ ra nội dung cơ bản của đoạn trích?

    2. Nội dung cơ bản trên đã được cụ thể hóa bằng những ý nào?

    3. Anh/ chị hiếu thế nào về "thái độ bất hòa và bất lực trưởc môỉ trường xã hội” của các tác giả sáng tác theo xu hướng lãng mạn chủ nghĩa?

  • I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

    "Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Trước tình hình đó, trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ở trong nước, hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa và Trường Sa, dõi theo từng tin tức được truyền đi từ hiện trường vụ việc.

    Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trong mỗi một người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong quyết tâm bảo vệ vùng biển, đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh mẽ những hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang diễn ra trên Biển Đông để có hành động phù hợp."

    (Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lòng yêu nước -Nguyễn Thế Hanh, Báo Giáo dục & Thời đại số 116 ra ngày 15 - 5 - 2014)

    Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    1. Nêu những ý chính của văn bản. 

    2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng các từ được gạch dưới trong câu: “Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.” có hiệu quả diễn đạt như thế nào?

    3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của anh/chị về sự kiện trên. 

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )
Câu

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

    Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )

    Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn ( 5,0 điếm)

    Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:

    "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

    Cô vân mạn mạn độ thỉên không"

    Dịch thơ:

    "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

    Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"

    ( “Chiều tối”, Hồ Chí Minh, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục).

    "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa"

    ( “Tràng giang”, Huy Cận, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục)

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

    ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    d/ Viết ba câu ngắn gọn nhận xét về hình thức của văn bản trên. ( 0,5 điểm)

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

             ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    a/ Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?  ( 0,5 điểm)

  • I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 2:
Khi yêu cầu học sinh chép lại theo trí nhớ một đoạn

     

    I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

    Câu 2:

    Khi yêu cầu học sinh chép lại theo trí nhớ một đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, có học sinh đã chép như sau:

         Những đường Việt Bắc của ta

    Đêm đêm rầm rập như là đất rung

         Quân đi điệp điệp chùng chùng

    Ánh sao đầu súng bạn cùng mủ nan.

         Dân công đỏ đuốt từng đoàn

    Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

         Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

    Đèn pha bật sáng như ngày mai nên…

    Hãy chỉ ra những lỗi sai, thiếu chính xác trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm)

  • ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

    ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    c/ Theo anh (chị) câu “ – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm.”có ý nghĩa gì ? ( 0,5 điểm)

  • (3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đặt ra trong

     (3,0 điểm)

    Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đặt ra trong bốn câu thơ sau đây:

                           “Em ơi Đất Nước là máu xương của mình

                           Phải biết gắn bó và san sẻ

                           Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

                           Làm nên Đất Nước muôn đời…”

                                     (Trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm) 
Câu 2:  (3,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm) 

    Câu 2:  (3,0 điểm)

    Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 500 từ) để trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại.

  • LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích

    LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 

    Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm:

                             “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

                              Phải biết gắn bó và san sẻ

                              Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

                              Làm nên Đất Nước muôn đời”.

                                        (Ngữ văn 12, Tập 1, trang 117, NXB Giáo Dục, 2014)

     Từ sự cảm nhận về đoạn thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước?