Skip to main content

( 7,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “ Trao duyên” ( trích “ Truyện Kiều”- Nguyễn Du)     "Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.      Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em      Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề      Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai      Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non      Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây      Chiếc vành với bức tờ mây Duyên này thì giữ, vật này của chung”

( 7,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “ Trao duyên” ( trích “ Truyện Kiều”-

Câu hỏi

Nhận biết

( 7,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “ Trao duyên” ( trích “ Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

    "Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

     Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

     Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

     Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

     Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

     Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

     Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung”


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Yêu cầu: Phân tích được đoạn trích, văn mạch lạc, rõ ràng, khai thác nghệ thuật làm bật nội dung, chữ viết dễ đọc, không mắc các lỗi thông thường về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)

- Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.

- “Truyện Kiều” là kiệt tác của Nguyễn Du cũng như của dân tộc Việt Nam. “Trao duyên” là khúc đoạn trường thấm đẫm nước mắt và nỗi đau của Kiều khi tình yêu tan vỡ.

2.  Phận tích (5,0 điểm)

a,  Vị trí, bối cảnh của đoạn trích: (0,5 điểm)

- Đoạn trích từ câu 723 đến 737 của tác phẩm. 

- Đoạn thơ mở đầu phần II của tác phẩm - Gia biến và lưu lạc.  Hoàn cảnh của Kiều trước đó: gia đình gặp tai biến, Kiều quyết định bán mình chuộc cha và em. Sau khi việc nhà đã lo liệu xong cuôi, đêm trước khi Mã Giám Sinh đến đón nàng về làm lẽ, Kiều mới nghĩ đến chuyện riêng, vô cùng đau xót. Cuối cùng, nàng quyết định nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

b,  Nội dung đoạn trích:

* Lời khẩn cầu (2 câu đầu): (1,0 điểm)

- Ngôn ngữ: cậy, chịu ( khác với nhờ và nhận), có: vừa nhờ vả với sự tin cậy, trông mong rất lớn;  vừa nài nỉ, van xin; ướm hỏi nhưng thực chất là ép buộc.                                                                              

- Hành động: lạy (trang nghiêm, trịnh trọng), thưa (Tư thế: hạ mình, mang ơn Vân )                                  

-> Lời nói, hành động khác lạ bởi vì nội dung trao duyên hệ trọng, khó nói. Hơn nữa, Kiều thấu hiểu sự thiệt thòi của em và cũng rất khéo léo, thông minh khi tạo được bầu không khí phù hợp để “trao duyên”.

 * Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân (10 câu tiếp): (2,0 điểm)

  - Gợi cảm tình: bằng cách nhắc lại mối tình đẹp. (liệt kê, tiểu đối)

  - Giải bày tình thế của chính Kiều: “ đứt gánh tương tư”, “ sóng gió bất kì”, lựa chọn giữa hiếu và tình.

  - Tình thế của Thúy Vân: "keo loan chắp mối tơ thừa”: mặc em định liệu bởi Thúy Vân còn trẻ, còn có tương lai, Thúy Vân với Kiều là tình máu mủ.

  Kiều hiểu rất rõ sự hi sinh của Thúy Vân là sự ban ơn cho Thúy Kiếu (ngậm cười chính suối, thơm lây.)

=> Thúy Kiều rất khéo léo, thuyết phục có lí, có tình, Kiều đưa Vân vào tình huống bất khả kháng. Đây là tiếng nói của lí trí; tâm trạng của Thúy Kiều là biết ơn chân thành, tha thiết, khẩn khoản.

* Thúy Kiều trao kỉ vật cho Thúy Vân (6 câu tiếp) (2,0 điểm)

- “Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền: là những kỉ vật thiêng liêng của Kiều với Kim Trọng. 

- “ Của chung”: của Kim, của Kiều, giờ nay còn là của Vân, nỗi tiếc nuối, đau đớn. Kiều chỉ có thể trao duyên ( nghĩa) nhưng tình không thể trao. Lời của Kiều chất chứa bao đau đớn, giằng xé, chua chát.

c, Nghệ thuật đoạn trích: (0,5 điểm)

- Cách dùng từ tinh tế, sắc sảo, vận dụng thành ngữ, so sánh, ẩn dụ, điển tích...

- Cách ngắt nhịp, lặp từ, câu cảm thán, từ láy; giọng điệu…

=> Miêu tả thành công tâm trạng của nhân vật.

 3. Đánh giá (0,5 điểm)

 - Chỉ qua 14 câu thơ, chúng ta cũng cảm nhận được bi kịch tinh thần của Thúy Kiều cũng như vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nàng: một cô gái hiếu thảo, giàu tình cảm, giàu đức hi sinh, vị tha.

-  Thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của đại thi hào Nguyễn Du.

 

 

Câu hỏi liên quan

  • Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong

    Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau:

                            “Mình về có nhớ ta chăng

                       Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

    (2,0 điểm)

  • Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

    Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

  • Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm)

    Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu

    Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu loại truyện cổ tích thần kì), ca dao. (2,0 điểm)

  •              “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
 

                   “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

                                            (“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)

    Anh/chị hãy xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên.(1,0 điểm) 

  • Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương

    Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”? (1,5 điểm)

  • Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.(2,0 điểm

    Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.(2,0 điểm)

  • Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc
hàng những tác

    Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc

    hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần bởi thơ của ông đã toát

    lên hào khí Đông A - hào khí thời Trần - một trong những thời đại hào hùng nhất

    của lịch sử Việt Nam.

    Hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ nhận định trên.( 7,0 điểm)

  • Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản

    Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:

    “Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa, hãy tin rằng cuộc sống là điều kỳ diệu và đẹp đẽ"    [Pautopxki]

    (5,0 điểm)

  • Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong

     Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong trắng, một người vợ hiền nhưng thần Rùa vàng lại kết tội nàng là giặc. Theo anh/chị, kết luận đó có nghiêm khắc quá không? (1,5 điểm)