Skip to main content

(7,0 điểm)  Không gian trong bài thơ “Tràng giang” (Huy Cận) được khắc sâu ở hai bình diện: mênh mông vô biên và hoang sơ hiu quạnh. Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

(7,0 điểm) 
Không gian trong bài thơ “Tràng giang” (Huy Cận) được khắc sâu ở hai bình diện:

Câu hỏi

Nhận biết

(7,0 điểm) 

Không gian trong bài thơ “Tràng giang” (Huy Cận) được khắc sâu ở hai bình diện: mênh mông vô biên và hoang sơ hiu quạnh.

Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đạt được các yêu cầu sau:

1. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM:  (1,0 điểm) 

- Huy Cận là gương mặt tiêu biểu trong phong trào Thơ mới, hồn thơ "sầu vạn kỉ". Nhà thơ thường tìm đến thiên nhiên tạo vật để gửi nỗi niềm nhân thế, nỗi buồn cô đơn và tình cảm đối với quê hương đất nước.

- “Tràng giang” được viết với cảm hứng về không gian. Không gian trong bài thơ  mênh mông  vô biênhoang sơ hiu quạnh, thể hiện tâm trạng chủ thể trữ tình.

2. PHÂN TÍCH:  (5,0 điểm) 

* Không gian mênh mông vô biên luôn vươn xa tới vô biên ở mọi chiều hướng: (2,0 điểm) 

- Không gian được trải ra từ mặt sông lên chót vót đỉnh trời; từ thẳm sâu của vũ trụ vào tận sâu thẳm tâm linh con người:

- Mô tả tạo vật theo quan hệ tương phản: cái vô hạn lớn lao (sông dài, trời rộng, mây cao, núi bạc,…) với cái hữu hạn, nhỏ nhoi (cồn nhỏ, chim nghiêng cánh nhỏ, củi một cành khô) => Cái lớn lao  càng trở nên rợn ngợp; cái nhỏ nhoi càng đáng thương.

- Phân tích một số câu thơ tiêu biểu trong bài để làm rõ: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp/ Con thuyền xuôi mái nước song song”; “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”.

*Không gian hoang sơ hiu quạnh:  (2,0 điểm) 

- Miêu tả trong quan hệ tương phản giữa cái “không” (niềm giao cảm) và “có” (bức tranh thiên nhiên tạo vật). Con người có xuất hiện trong (con thuyền xuôi mái) nhưng rồi cũng khuất mình trong bờ bãi, mất hút trên sông nước (Thuyền về nước lại sầu trăm ngả), cuối cùng vắng bặt (Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều). Không một phương tiện giao lưu đôi bờ (không đò, không cầu) .Cả tín hiệu đoàn tụ của con người trong thời khắc ngày tàn cũng không (không khói hoàng hôn). 

- Phân tích một số câu thơ tiêu biểu trong bài để làm rõ:  " “Mênh mông không một chuyến đò ngang/ Không cầu gợi chút niềm thân mật”; “Lòng quê dợn dợn vời con nước/ Không khói hoang hôn cũng nhớ nhà”,…

* Không gian và thời gian nghệ thuật (1,0 điểm)  (chiều tà kéo dần vào hoàng hôn) vận động hữu hình và vô hình, làm lộ rõ bức tranh thiên nhiên cổ sơ lặng lẽ được nhìn bằng sự chiêm nghiệm cổ điển, vừa được cảm nhận bằng tâm thế cô đơn của một cái “tôi” hiện đại đặc trưng của Thơ mới; mà ở đó chủ thể trữ tình rất nặng lòng với quê hương đất nước.

 3. ĐÁNH GIÁ:  (1,0 điểm) 

- Khái quát lại vấn đề

- Khẳng định tài năng của tác giả.

 

Câu hỏi liên quan

  • Phần dành cho SBD chẵn:
Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí (tính thông

    Phần dành cho SBD chẵn:

    Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí (tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn) thể hiện qua bản tin sau :

    Nhà văn NGUYỄN NGỌC THUẦN

    đoạt Giải thưởng Văn học Quốc tế Peter Pan 2008.

       Giải thưởng Peter Pan 2008 của Thụy Điển dành cho tác phẩm hay nhất viết cho thiếu nhi sẽ được trao cho nhà văn Việt Nam Nguyễn Ngọc Thuần với cuốn sách Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Nguyễn Ngọc Thuần, sinh năm 1972, quê Bình Thuận, là cây bút trẻ có sức viết dồi dào, từng có những tập truyện gây chú ý: Giăng giăng tơ nhện, Một thiên nằm mộng, trên đồi cao chăn bầy thiên sứ, Cha và con và ...tàu bay..., Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là cuốn sách đầu tay của nhà văn, viết về thế giới sinh động và những suy tưởng trong trẻo của một cậu bé 10 tuổi về môi trường, đời sống, những tình cảm ấm áp ở thôn quê. Một tác phẩm có cách kể lạ, cuốn hút. Năm 2007, cuốn sách được NXB Tranan phát hành tại Thụy Điển với bản dịch của Trần Hoài Anh.

    (Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số 164, tháng 5- 2008)

    (3,0 điểm)

  • Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (tác phẩm “Chí Phèo” – Nam Cao) khi

    Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (tác phẩm “Chí Phèo” – Nam Cao) khi nhận được sự quan tâm của thị Nở. (7,0 điểm)

  • Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam

    Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao? (2,0 điểm)

  • Trình bày những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân? (1,0 điểm)

    Trình bày những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân? (1,0 điểm)

  • Anh (chị) hãy nêu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí? (2,0 điểm)&nb

     Anh (chị) hãy nêu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí? (2,0 điểm) 

  • Từ đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Chương XV, “Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng), anh (chị)

    Từ đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Chương XV, “Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng), anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về vấn đề sau:

    Phê phán trong cuộc sống, nên chăng? (3,0 điểm) 

  • Trong bài ”Thương vợ” của Trần Tế Xương hình ảnh nào được dùng để nói về bà Tú, ý nghĩa

    Trong bài ”Thương vợ” của Trần Tế Xương hình ảnh nào được dùng để nói về bà Tú, ý nghĩa của hình ảnh đó? (2,0 điểm)

  • Chi tiết kết thúc truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là gì? Cho biết ý nghĩa

    Chi tiết kết thúc truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là gì? Cho biết ý nghĩa của chi tiết đó? ( 2,0 điểm)

  • Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn

    Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn Tuân viết:

    “…Ông là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ”.

    Phân tích nhân vật Quản ngục để làm sáng tỏ nhận xét trên. (7,0 điểm)

  • Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (7,0

    Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (7,0 điểm)