(7 điểm)
Phân tích bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử.
Bài viết có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau, song cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm: (1 điểm)
- Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ ca lãng mạn 1930-1945. Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng ở ông luôn dồi dào sức sáng tạo. Đọc thơ Hàn Mặc Tử ta thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
- “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của Hàn Mặc Tử nằm trong tập “Thơ điên” (hay “Đau thương”) được chính nhà thơ tập hợp lại vào 1938. Bài thơ vừa là bức tranh thiên nhiên, con người xứ Huế; vừa là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
2, Phân tích bài thơ: (5 điểm)
- Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết (1,5 điểm)
+ Câu đầu là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái. Có thể hiểu đó là lời mời mọc của một cô gái Huế dịu dàng, trìu mến hay là lời trách móc nhẹ nhàng của chính cô? Cũng có thể đó là lời tự vấn của nhà thơ cho một tự mình lần lỡ hẹn? Dù hiểu theo cách nào thì câu thơ cũng chứa đựng tình người tha thiết.
+ Ba câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông. Đó là bức tranh tươi tắn, đầy sức sống với ánh nắng ấm áp, lấp lánh của "nắng mới lên", với màu xanh mướt "như ngọc" của trúc, của cau... Thấp thoáng ẩn hiện đằng sau khung cảnh ấy bóng dáng con người xứ Huế, vừa chăm chỉ, khéo léo, vừa đôn hậu "Lá trúc che ngang mặt chữ điền".
=> Qua khổ 1, ta cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn day dứt của tác giả.
- Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa (1,5 điểm)
+ Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây chia lìa đôi ngả; dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay gợi nổi buồn hiu hắt. Nghệ thuật nhân hóa khiến cảnh cũng mang đầy tâm trạng.
+ Hai câu sau tả dòng Hương giang trong đêm trăng lung linh, huyền ảo vừa thực vừa mộng, đằng sau đó là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khao khát cháy bỏng của nhà thơ. Nỗi lo âu phấp phỏng "Có chở trăng về kịp tối nay?" chính là tiếng lòng của một con người đang chạy đua với thời gian từng phút từng giờ để giành giật sự sống. Câu thơ chất chứa niềm yêu đời, khát sống mãnh đến đến đau đớn, tội nghiệp.
- Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ (1,5 điểm)
+ Hai câu đầu: Bóng dáng người xa hiện lên mờ ảo, xa vời trong sương khói mờ nhân ảnh trong cảm nhận của khách đường xa.
+ Hai câu cuối: mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niểm thiết tha với cuộc đời.
- Nghệ thuật thơ: (0,5 điểm) Trí tưởng tượng phong phú; nghệ thuật so sánh, nhân hóa; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
3. Đánh giá chung về bài thơ: (1 điểm)
- Bài thơ đã cho ta thấy vẻ đẹp hồn thơ và tài thơ Hàn Mặc Tử.