Skip to main content

 (6,0 điểm) Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng “hôi bia” của người dân diễn ra ở Đồng Nai từ thông tin sau:      “Vào hồi 12h30’ ngày 4/12/2013, xe tải do anh Hồ Kim Hậu điều khiến mang BKS 79N – 1348 chở 1500 thùng bia đi từu TP. Hồ Chí Minh ra TP. Phan Thiết, khi đến vòng xoay Tam Hiệp (TP. Biên Hòa) bất ngờ hang ngàn két bia đổ xuống đường. Ngay lập tức những người xung quanh khu vực lao vào “cướp” bia trước sự bất lực của tài xế” (Theo VNE24H)

(6,0 điểm)
Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng “hôi bia” của

Câu hỏi

Nhận biết

 (6,0 điểm)

Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng “hôi bia” của người dân diễn ra ở Đồng Nai từ thông tin sau:

     “Vào hồi 12h30’ ngày 4/12/2013, xe tải do anh Hồ Kim Hậu điều khiến mang BKS 79N – 1348 chở 1500 thùng bia đi từu TP. Hồ Chí Minh ra TP. Phan Thiết, khi đến vòng xoay Tam Hiệp (TP. Biên Hòa) bất ngờ hang ngàn két bia đổ xuống đường. Ngay lập tức những người xung quanh khu vực lao vào “cướp” bia trước sự bất lực của tài xế” (Theo VNE24H)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1.   GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ: (0,5 điểm)

-    Câu chuyện vụ “hôi bia” ở Đồng Nai là tiếng chuông cảnh báo về "căn bệnh" vô cảm trong xã hội hiện nay.

2.   GIẢI THÍCH, PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH: (3,5 điểm)

-    Vô cảm là thái độ dửng dưng, thờ ơ, lạnh nhạt của con ngượ trước những vấn đề, sự việc xảy ra xung quanh mình, nhất là khi người khác gặp khó khăn cần sự giúp đỡ. Thực tế cho thấy, vô cảm đã trở thành một "căn bệnh" đang diễn ra phổ biến trong xã hội hiện đại.

-    Vụ "hôi bia" ở Đồng Nai là một minh chứng rõ ràng: Trong mẩu tin trên, sự vô cảm đến từ những người dân đi đường, không những không giúp đỡ anh Hậu mà còn "hôi của" tức là tranh thủ sự khốn khó của người khác để trục lợi cho mình.

      Ngoài ra có thể kể đến sự việc em bé 3 tuổi bị ô tô cán giữa đường nhưng không ai quan tâm, vợ chồng thai phụ bị tai nạn nhưng không ai giúp đỡ…

-  Nguyên nhân:

+   Khách quan: Lối sống nhanh, sống gấp, con người chỉ quan tâm đến những lợi ích trước mắt, những giá trị vật chất mà quên đi tình người – giá trị bền vững và là cốt lõi để duy trì xã hội.

+   Chủ quan: Do ý thức của bản thân mỗi người.

-  Sự vô cảm đem đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng: con người xa cách nhau hơn, xã hội không có nền tảng để phát triển…

3.      BÀN LUẬN: (2,0 điểm)

-    Khẳng định “vô cảm” là thái độ sống cần lên án.

-    Ngợi ca những mạnh thường quân, những tấm gương giúp đỡ người khác.

-    Bài học nhận thức và hành động: Con người cần sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn. Chỉ khi mình quan tâm người khác thì mới nhận lại được sự quan tâm từ họ.

Câu hỏi liên quan

  • (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
       “Mình đi, có nhớ

    (5,0 điểm)

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

           “Mình đi, có nhớ những ngày

    Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

            Mình về có nhớ chiến khu

    Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai ?

            Mình về, rừng núi nhớ ai

    Trám bùi đê rụng, măng mai để già.

            Mình đi, có nhớ những nhà

    Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

            Mình về, có nhớ núi non

    Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

            Mình đi, mình có nhớ mình

    Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

    (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB Giáo dục)

     

  • I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) 
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Trong rừng

    I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) 

    Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

    “ Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...”

    (Trích “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành)

    a) Nội dung của đoạn văn trên nói về vấn đề gì ? Đặt tên cho đoạn văn. (1,0 điểm)

    b) Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn trên và tác dụng của chúng (1,0 điểm)

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm) 
Câu 2:  (3,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm) 

    Câu 2:  (3,0 điểm)

    Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 500 từ) để trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại.

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm): 
Câu 1 (3,0 điểm):
Vấn đề biển Đông đang nóng lên từng ngày

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 1 (3,0 điểm):

    Vấn đề biển Đông đang nóng lên từng ngày khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và 79 tàu khác của họ xâm nhập trái phép lãnh hải Việt Nam.

    Là một thanh niên Việt Nam yêu nước, anh/chị hãy viết thư gửi chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ thái độ, quan điểm của bản thân trước hành động này nhà cầm quyền Trung Quốc. 

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )
Câu

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

    Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )

    Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn ( 5,0 điếm)

    Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:

    "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

    Cô vân mạn mạn độ thỉên không"

    Dịch thơ:

    "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

    Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"

    ( “Chiều tối”, Hồ Chí Minh, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục).

    "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa"

    ( “Tràng giang”, Huy Cận, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục)

  • (3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đặt ra trong

     (3,0 điểm)

    Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đặt ra trong bốn câu thơ sau đây:

                           “Em ơi Đất Nước là máu xương của mình

                           Phải biết gắn bó và san sẻ

                           Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

                           Làm nên Đất Nước muôn đời…”

                                     (Trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)

  • LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích

    LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 

    Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm:

                             “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

                              Phải biết gắn bó và san sẻ

                              Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

                              Làm nên Đất Nước muôn đời”.

                                        (Ngữ văn 12, Tập 1, trang 117, NXB Giáo Dục, 2014)

     Từ sự cảm nhận về đoạn thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước?

     

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

             ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    a/ Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?  ( 0,5 điểm)

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)
Câu 3: (3,0 điểm)
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)

    Câu 3: (3,0 điểm)

    Chẳng ai muốn làm hành khất

    Tội trời đày ở nhân gian

    Con không được cười giễu họ

    Dù họ hôi hám úa tàn.

    Nhà mình sát đường, họ đến

    Có cho thì có là bao

    Con không bao giờ được hỏi

    Quê hương họ ở nơi nào.

    Con chó nhà mình rất hư

    Hễ thấy ăn mày là cắn

    Con phải răn dạy nó đi

    Nếu không thì con đem bán.

    Mình tạm gọi là no ấm

    Biết đâu cơ trời vần xoay

    Lòng tốt gửi vào thiên hạ

    Biết đâu nuôi bố sau này...

    ( “Dặn con” - Trần Nhuận Minh)

    Bài thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử với những người bất hạnh trong cuộc sống?

  • (3,0 điểm):
“Tự học là chìa khóa mở cánh cửa thành công còn lười biếng là nguyên nhân đầu

     (3,0 điểm):

    “Tự học là chìa khóa mở cánh cửa thành công còn lười biếng là nguyên nhân đầu tiên của mọi thất bại”

    Anh(chị) hãy viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn (khoảng 600 từ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến trên.