Skip to main content

 (6,0 điểm) Phân tích đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trong tác phẩm ”Chinh phụ ngâm”  của Đặng Trần Côn.

(6,0 điểm)
Phân tích đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trong tác phẩm

Câu hỏi

Nhận biết

 (6,0 điểm)

Phân tích đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trong tác phẩm ”Chinh phụ ngâm”  của Đặng Trần Côn.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn

- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc,

-  Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…

Yêu cầu về kiến thức:

1.  Giới thiệu chung (0,5 điểm)

- “Chinh phụ ngâm khúc” - bản chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản chữ Nôm được cho là của Đoàn Thị Điểm - là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm là nỗi lòng của người phụ nữ có chồng ra trận đã lâu mà không rõ ngày trở về, qua đó cho thấy khát vọng hạnh phúc của con người trong xã hội cũ.

- Đoạn "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" - tô đậm nỗi cô đơn lẻ bóng, nỗi sầu muộn triền miên và nỗi nhớ thương chồng da diết của nàng.

2.  Phân tích đoạn trích: (5,0 điểm)

-  8 câu đầu - nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ:

+ Thể hiện qua các hành động: một mình dạo hiên vắng, cuốn rèm nhiều lần, mong chim thước mách tin nhưng vô vọng -> tâm trạng rối bới, nỗi lo âu, khắc khoải thường trực trong lòng nàng.

+ Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa chinh phụ và ngọn đèn: ngọn đèn vô tri không thể san sẻ, làm vơi đi nỗi cô đơn sầu muộn của nàng mà còn tô đậm hơn cảnh ngộ đáng thương đến tội nghiệp ấy.

-  8 cầu tiếp - nỗi sầu muộn triền miên:

+ Thể hiện qua cách đếm thời gian "khắc giờ đằng đẵng như niên" - thời gian nhuốm màu tâm trạng. 

+ Người chinh phụ càng cố thoát khỏi nỗi sầu lại càng sầu thêm: đốt hương hồn càng "mê mải", soi gương lại nước mắt đầm đìa, muốn tấu một khúc nhạc xua tan cái lạnh lẽo, yên ắng đến vô tận của không gian lại sợ đứt dây đàn, mang đến những điềm gở,.. -> Sự bế tắc đến tuyệt vọng của nàng. Đằng sau đó còn là khao khát hạnh phúc lứa đôi rất mãnh liệt. 

- 8 câu cuối - nỗi nhớ thương chồng da diết:

+ 6 câu trên thể hiện trực tiếp nỗi nhớ thương chồng. Nỗi nhớ tràn ra không gian, lấp đầy khoảng cách nghìn trùng "nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời", nỗi nhớ trải dài theo thời gian "đau đáu nào xong". Khao khát sum họp, khao khát hạnh phúc lứa đôi bị dồn nén, đến đây bật ra thành câu hỏi vừa táo bạo vừa bất lực "Lòng này ... gửi tới non Yên" 

+ 2 câu cuối: cảnh và người đồng điệu, thấm đãm nỗi buồn.

- Nghệ thuật:

+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật

+ Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

+ Kết hợp giữa lời kể và lời độc thoại nội tâm nhân vật tạo hiệu quả biểu đạt cao.

3.  Đánh giá: (0,5 điểm)

- Qua đoạn trích cần thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm: tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa; đề cao khát vọng hạnh phúc của con người.

 Khẳng định tài năng của tác giả.       

Câu hỏi liên quan

  • Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn

    Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới- bài 43). (6,0 điểm)

  • Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong

    Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau:

                            “Mình về có nhớ ta chăng

                       Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

    (2,0 điểm)

  • Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn

    Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn học dân gian lại được sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng? (2,0 điểm)

  • Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”(Độc Tiểu Thanh kí). (8,0

    Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”(Độc Tiểu Thanh kí). (8,0 điểm)

  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp

    Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:

                                     Trâu ơi, ta bào trâu này

                              Trâu  ngoài ruộng, trâu cày với ta

                                     Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

                              Ta đây, trâu đấy ai mà quàn công!

                                     Bao giờ cây lúa còn bông,

                              Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

                                                        (Ca dao)

    (2,0 điểm)

  • Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong

     Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong trắng, một người vợ hiền nhưng thần Rùa vàng lại kết tội nàng là giặc. Theo anh/chị, kết luận đó có nghiêm khắc quá không? (1,5 điểm) 

  • Nói về bài thơ “Cảnh ngày hè”, SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 có viết:
 

    Nói về bài thơ “Cảnh ngày hè”, SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 có viết:

     "…Bài thơ cho thấy tâm hồn Nguyến Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu người thiết tha…"

    Phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến trên? (7,0 điểm) 

  • Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm)

    Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”
(Nguyễn Bính, “Tương

    “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

    Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”

    (Nguyễn Bính, “Tương tư”)

    Anh/chị hãy chỉ ra biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ trong hai câu thơ trên. (1,0 điểm) 

  • Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao
               

    Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao

                               “Mình về mình có nhớ ta,

                         Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

    biểu hiện dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vì sao có thể nói như thế? (1,0 điểm)