(6,0 điểm)
Chân dung của Hồ Chí Minh trong bài thơ Chiều tối (Mộ)?
“Chim mỏi cánh về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết lò than đã rực hồng”
(Ngữ Văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 4)
1. MỞ BÀI (0,5 điểm)
- Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Người sáng tác và thành công ở nhiều thể loại. Trong đó, tập thơ chữ Hán "Nhật kí trong tù" được ví như một viên ngọc quý Bác vô tình đánh rơi vào kho tàng văn học nước nhà.
- "Chiều tối" là bài thơ thứ 31 của "Nhật kí trong tù", được gợi hứng từ cuộc chuyển lao của Người từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942. Bài thơ ngắn gọn mà hàm súc, cho thấy vẻ đẹp cốt cách của người chiến sĩ - nghệ sĩ.
2. THÂN BÀI:
- Hai câu đầu: (2,0 điểm) Phân tích bức tranh thiên nhiên để thấy được chân dung tinh thần của người tù đằng sau bức tranh ấy. Đó là một trái tim người nghệ sĩ quên đi thực tại hướng tới tình yêu thiên nhiên, có khát vọng tự do, có bản lĩnh, làm chủ hoàn cảnh.
- Hai câu sau: (2,0 điểm) Phân tích bức tranh cuộc sống để chỉ ra bức chân dung tinh thần của người tù, người chiến sĩ với:
+ Lòng yêu thương, cảm thông với nỗi vất vả của con người
+ Khao khát mái ấm gia đình, sum họp quê hương
+ Có niềm tin vào tương lai "xay hết lò than đã rực hồng"
- Nghệ thuật: (1,0 điểm) Bài thơ ngắn gọn, hàm súc, vừa có màu sắc cổ điển lại vừa hiện đại.
+ Vẻ đẹp cổ điển: thể thơ, bút pháp chấm phá, bút pháp ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình.
+ Vẻ đẹp hiện đại: chủ thể trữ tình là một người chiến sĩ cách mạng, con người mang tư tưởng và tinh thần thời đại; sự vận động của hình tượng thơ từ bóng tối đến ánh sáng.
3. KẾT BÀI (0,5 điểm)
Khái quát lại nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ.