Skip to main content

[6 điểm] Phân tích để thấy sự chuyển biến tâm trạng của người chinh phụ qua đoạn thơ sau:       Lòng này gửi gió đông có tiện? Nghìn vàng xin gửi đến non Yên  Non yên dù chẳng tới miền,               Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời          Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu, Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong         Cảnh buồn người thiết tha lòng,                                Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun                                                    (Theo Những khúc ngâm chọn lọc, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994)  

[6 điểm]
Phân tích để thấy sự chuyển biến tâm trạng của người chinh phụ qua đoạn thơ sau:

Câu hỏi

Nhận biết

[6 điểm]

Phân tích để thấy sự chuyển biến tâm trạng của người chinh phụ qua đoạn thơ sau:

      Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên

 Non yên dù chẳng tới miền,

              Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời

         Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong

        Cảnh buồn người thiết tha lòng,

                               Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun                                                   

(Theo Những khúc ngâm chọn lọc, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994)  


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Yêu cầu về kỹ năng:

 Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức: 

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau:

- Ở tám câu thơ này, nỗi ai oán hiện rõ trong từng chữ, từng câu mặc dù tác giả không hề nhắc đến hai chữ chiến tranh.

- Sau tâm trạng bồn chồn trong tình cảnh lẻ loi (8 câu đầu đoạn), chìm đắm trong sự sầu tư vì chờ mong khắc khoải (8 câu tiếp đoạn), theo logic diễn biến tâm trạng, người chinh phụ tất nhiên cuối cùng sẽ lại gửi tất cả nỗi niềm thương nhớ đến với chồng nơi chiến trường xa, nhưng người chinh phu đang chinh chiến tận nơi nào thăm thẳm mà chính nàng cũng chỉ có thể hình dung bằng hình ảnh ước lệ non Yên.

- Những hình ảnh thiên nhiên gợi ra miền không gian vô tận, bát ngát hơn với hình ảnh đường lên trời thăm thẳm, trời thăm thẳm xa vời, mênh mông không giới hạn. Đó không chỉ là không gian vô tận ngăn cách hai vợ chồng mà còn là nỗi nhớ khôn nguôi, không tính đếm được của nàng, là tình yêu thương của vợ ở quê nhà – tấm lòng đau đáu tha thiết khôn nguôi như nhuốm vào giọt mưa, giọt sương, đều đều miên man trong tiếng trùng ra rả.

- Hai câu thất ngôn chứa đựng sự tương phản sâu sắc, trời thì quá xa, nỗi nhớ thương thì đau đáu, cho nên trời đâu có thấu. Các từ láy thăm thẳm, đau đáu diễn tả cảm giác xót xa, cay đắng, ngầm ý oán trách.

- Giữa con người và cảnh vật có sự tương đồng khiến cho nỗi sầu thương trở nên da diết. Cảnh vật xung quanh người chinh phụ chuyển thành tâm cảnh bởi được nhìn qua đôi mắt đẫm lệ buồn thương cho thân phận bất hạnh, cô đơn. Tình cảnh ấy, tâm trạng ấy tự nó đã nói lên bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ không được sống hạnh phúc, đồng thời cũng phản ánh thái độ lên án chiến tranh của tác giả.

- Lời thơ lại dần chuyển sang độc thoại nội tâm, trực tiếp bày tỏ nỗi lòng chinh phụ với hình ảnh chinh phu tràn ngập trong tư tưởng.

Câu hỏi liên quan

  • Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí

    Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí "nhàn" trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (6,0 điểm)

  • Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc
hàng những tác

    Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc

    hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần bởi thơ của ông đã toát

    lên hào khí Đông A - hào khí thời Trần - một trong những thời đại hào hùng nhất

    của lịch sử Việt Nam.

    Hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ nhận định trên.( 7,0 điểm)

  • Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm)

    Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong

     Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong trắng, một người vợ hiền nhưng thần Rùa vàng lại kết tội nàng là giặc. Theo anh/chị, kết luận đó có nghiêm khắc quá không? (1,5 điểm) 

  • Anh, chị hãy giới thiệu sơ lược tác phẩm “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi và xuất xứ bài

    Anh, chị hãy giới thiệu sơ lược tác phẩm “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi và xuất xứ bài thơ “Cảnh ngày hè”. (2,0 điểm) 

  • Nước là một tài nguyên vô cùng quí giá nhưng hiện bị ô nhiễm một cách trầm trọng.  
Em hãy

    Nước là một tài nguyên vô cùng quí giá nhưng hiện bị ô nhiễm một cách trầm trọng.  

    Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ nêu suy nghĩ bản thân về vấn đề trên? (3,0 điểm) 

  • Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn

    Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn học dân gian lại được sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng? (2,0 điểm)

  •              “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
 

                   “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

                                            (“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)

    Anh/chị hãy xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên.(1,0 điểm) 

  • Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu

    Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu loại truyện cổ tích thần kì), ca dao. (2,0 điểm)

  • Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)