Skip to main content

(6 điểm) Phân tích bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) để thấy được nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cánh mạng: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng.

(6 điểm)
 Phân tích bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) để thấy được nhân cách cao đẹp của người

Câu hỏi

Nhận biết

(6 điểm)

Phân tích bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) để thấy được nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cánh mạng: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

* Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả, tập thơ NKTT và bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh)

* Thân bài: 

- Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng.

+ Bức tranh thiên nhiên chiều muộn: cánh chim mệt mỏi tìm chốn ngủ và chòm mây cô đơn trôi lững lờ giữa tầng không. Đây cũng là cảnh thực trong cảm nhận của tù nhân – thi sĩ.

+ Vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, tự tại.

- Hai câu cuối:

+ Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước: Vẻ đẹp khỏe khoắn của người con gái xóm núi đang xay ngô bên lò than. Cuộc sống đời thường đã đem lại cho người tù hơi ấm, niềm vui.

+ Câu cuối: sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng, hình tượng thơ Hồ Chí Minh - chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sang rực hồng. Cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của mạch thơ, tư tưởng người làm thơ: từ tối đến sang, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo, cô đơn sang ấm áp tình người.

* Kết bài:

Đánh giá chung về bài thơ và tập thơ NKTT.

Câu hỏi liên quan

  • Phần dành cho SBD chẵn:
Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí (tính thông

    Phần dành cho SBD chẵn:

    Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí (tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn) thể hiện qua bản tin sau :

    Nhà văn NGUYỄN NGỌC THUẦN

    đoạt Giải thưởng Văn học Quốc tế Peter Pan 2008.

       Giải thưởng Peter Pan 2008 của Thụy Điển dành cho tác phẩm hay nhất viết cho thiếu nhi sẽ được trao cho nhà văn Việt Nam Nguyễn Ngọc Thuần với cuốn sách Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Nguyễn Ngọc Thuần, sinh năm 1972, quê Bình Thuận, là cây bút trẻ có sức viết dồi dào, từng có những tập truyện gây chú ý: Giăng giăng tơ nhện, Một thiên nằm mộng, trên đồi cao chăn bầy thiên sứ, Cha và con và ...tàu bay..., Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là cuốn sách đầu tay của nhà văn, viết về thế giới sinh động và những suy tưởng trong trẻo của một cậu bé 10 tuổi về môi trường, đời sống, những tình cảm ấm áp ở thôn quê. Một tác phẩm có cách kể lạ, cuốn hút. Năm 2007, cuốn sách được NXB Tranan phát hành tại Thụy Điển với bản dịch của Trần Hoài Anh.

    (Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số 164, tháng 5- 2008)

    (3,0 điểm)

  • Anh (chị)  hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. (6,0

    Anh (chị)  hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. (6,0 điểm) 

     

     

  • Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (tác phẩm “Chí Phèo” – Nam Cao) khi

    Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (tác phẩm “Chí Phèo” – Nam Cao) khi nhận được sự quan tâm của thị Nở. (7,0 điểm)

  • Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn

    Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn Tuân viết:

    “…Ông là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ”.

    Phân tích nhân vật Quản ngục để làm sáng tỏ nhận xét trên. (7,0 điểm)

  • “ …Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra

    “ …Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí và cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng vệt sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đề thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.

    Chị Tí phe phấy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng chậm rãi nói: “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”

    (Thạch Lam – “Hai đứa trẻ” Ngữ văn 11, tập 1, trang 98)

    Anh (chị) hãy phân tích ngữ liệu trên và cho biết thế nào là ngữ cảnh? (2,0 điểm)

  • Em cảm nhận thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thi Nở. tiếng hát vút cao của tình

     Em cảm nhận thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thi Nở. tiếng hát vút cao của tình người, đỉnh cao của giá trị nhân đạo.( 5,0 điểm)

  • Từ đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Chương XV, “Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng), anh (chị)

    Từ đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Chương XV, “Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng), anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về vấn đề sau:

    Phê phán trong cuộc sống, nên chăng? (3,0 điểm) 

  • Chi tiết kết thúc truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là gì? Cho biết ý nghĩa

    Chi tiết kết thúc truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là gì? Cho biết ý nghĩa của chi tiết đó? ( 2,0 điểm)

  • Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao) (8,0 điểm) 

     Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao) (8,0 điểm) 

  • Diễn biến tâm trạng Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam. (5,0 điểm)  

    Diễn biến tâm trạng Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam. (5,0 điểm)