(5,0 điểm):
Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Đối diện với khó khăn mất mát, người lính vẫn mang trong mình vẻ đẹp hào hùng”. Lại có ý kiến khác: “Trong tận cùng gian khổ, người lính vẫn ánh lên vẻ đẹp hào hoa”.
Bằng cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ, anh(chị) hãy bình luận hai ý kiến trên.
I. MỞ BÀI: 0,5 điểm
- Giới thiệu bài thơ “Tây Tiến” và tác giả Quang Dũng.
- Dẫn dắt ý kiến.
=> Khẳng định hai ý kiến đề bài đưa ra đều đúng đắn, bổ sung cho nhau, làm nên vẻ đẹp của người lính Tây Tiến.
II. THÂN BÀI:
1. GIẢI THÍCH HAI Ý KIẾN: 0,5 điểm
- Ý kiến 1: “Đối diện với khó khăn mất mát, người lính vẫn mang trong mình vẻ đẹp hào hùng”: Nhấn mạnh vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến.
- Ý kiến 2: “Trong tận cùng gian khổ, người lính vẫn ánh lên vẻ đẹp hào hoa”: Ngợi ca người hiến sĩ ở vẻ đẹp hào hoa
=> Hai ý kiến tưởng chừng như trái ngược nhưng lại bổ sung cho nhau, mang đến 1 cái nhìn khái quát nhất về vẻ đẹp của người lính Tây Tiến.
2. Ý KIẾN 1: VẺ ĐẸP HÀO HÙNG CỦA NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN: 1,5 điểm
* Được khắc họa tập trung trong tương quan với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hiểm trở, dữ dội, hùng vĩ.
* Những biểu hiện cụ thể:
- Những người lính có lí tưởng yêu nước cao cả. Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đã kết tinh được vẻ đẹp lí tưởng yêu nước của những chàng trai thanh niên Hà Nội. Câu thơ đó vang lên như một lời thề, giọng thơ ngang tàn, ngạo nghễ, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Họ là những chàng trai thời loạn tự nguyện xếp bút nghiên ra chiến trường, sẵn sàng dấn thân, xả thân cho đất nước với lí tưởng cao cả “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
- Những người có ý chí , nghị lực, đối mặt vượt lên mọi khó khăn thử thách. Cuộc hành quân “vạn lí trường chinh” về miền Tây quả là một thử thách với người lính, nhất là những người xuất thân từ tầng lớp thanh niên tri thức Hà Nội. Biết bao khó khăn chồng chất: sự hiểm trở cả địa hình (“Dốc lên khúc khuỷu”, “heo hút cồn mây”…), sự oai linh của rừng thiêng nước độc (“Chiều chiều oai linh thác gầm thét”), sự rình mò của thú dữ (“đêm đêm…cọp trêu người”…)…, sự dãi dầu của thân xác trong một thời gian dằng dặc (“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”…), sự hoành hành của bệnh tật nơi “Lam Sơn chướng khí” (“không mọc tóc”, “xanh màu lá”…)…Vậy mà những người lính ấy không hề nản chí, chùn bước.
- Người lính đối mặt với cái chết – thử thách nghiệt ngã nhất mà không hề bi lụy. Trong bài thơ không ít lần Quang Dũng nhắc đến cái chết: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa”, “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”, “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”, “Áo bào thay chiếu anh về đất”) song qua cái nhìn đầy lãng mạn, cách thể hiện giàu chất sử thi, ấn tượng hãi hùng, nặng nề về cái chết đã được thay thế bằng ấn tượng tự hào, nhẹ nhõm, thư thái, thanh thản. Với Quang Dũng, những người lính Tây Tến khi ngã xuống là lúc được trở về với vòng tay bao bọc, chở che bao dung của đất mẹ. Bởi thế nhà thơ đã tiễn đưa những đồng đội hi sinh bằng những câu thơ thấm đẫm tinh thần bi tráng. “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Sông mã trở thành con chiến mã gầm lên khúc độc hành bi phẫn làm kích động cả chốn rừng thiêng. Lời thơ như làm sống lại không khí chiến trận trong những bài anh hùng ca thời cổ. Vì vậy, khi đọc lại những dòng thơ này ta thấy tiếc thương tự hào, kiêu hãnh chứ không chìm trong buồn đau, chán nản bi quan.
=> Người lính Tây Tiến qua hồi tưởng của nhà thơ dù phải đốii diện với những khó khăn mất mát nhưng vẫn hiện ra kì vĩ, oai phong, kiêu hùng và cũng thật hào hùng.
3. Ý KIẾN 2: VẺ ĐẸP HÀO HOA CỦA NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN: 1,5 điểm
* Cái nhìn đa chiều về con người đã giúp Quang Dũng nhìn xuyên qua vẻ oai hùng, dữ dằn bên ngoài của người lính để thấy được những tâm hồn vô cùng nhạy cảm, tinh tế, những trái tim khát khao nỗi nhớ niềm thương. Để khám phá và thể hiện chân thực vẻ đẹp hào hoa củ người lính, nhà thơ đã ddawtj hình tượng này trong tương quan với khung cảnh nên thơ, thi vị, huyền ảo, duyên dáng của thiên nhiên miền Tây.
* Những biểu hiện cụ thể:
- Cảm nhận tài hoa, tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây:
+ Họ ngỡ ngàng nhận ra “hoa về trong đêm hơi” ở Mường Lát.
+ Họ sảng khoái khi ngắm “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
+ Họ thực sự thấy ấm áp khi cảm nhận hương vị cơm lên khói, hương “thơm nếp xôi” ở Mai Châu.
+ Chỉ những người lính Tây Tiến mới nhìn những bó đuốc cháy sáng trong đêm hội liên hoan ở một vùng đất tưởng như bị lãng quên hoang vu thành “đuốc hoa”, mới thấy “hoa đong đưa” như làm duyên cùng dòng nước lũ.
+ Chất hào hoa đã gửi vào cái nhìn cảnh vật tạo nên những câu thơ đầy ám ảnh:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”
=> Mở ra không gian sông nước miền Tây trong một chiều sương gắn với một sự kiện đã thành kỉ niệm, đó là cuộc chia tay. Bản thân sự kiện này đã chứa đựng một nỗi buồn, chia tay trong buổi chiều sương còn buồn hơn bởi những làn sương giăng mắc có thể làm cho không gian chiều miền sông nước trở nên huyền ảo nhưng cũng chính nó lại phủ mờ tầm nhìn, tạo khoảng cách xa trong tâm lí người đi kẻ ở. Hai chữ “hồn lau” thực chất gợi tả hoa lau với màu trắng bạc đầy gợi cảm hiện hữu nơi không gian nẻo bến bờ xa vắng và quên lãng. Qua cảm nhận của những người lính Tây Tiến nó như có điệu hồn. Phải chăng đó là hình ảnh lưu giữ tình cảm thiết tha mà nguoif dân miền tây dành cho những người lính Tây Tiến khi xa, cũng chính là mảnh hồn của những người lính Tây Tiến gửi lại Mộc Châu lúc giã từ. Đó chính là chất thi sĩ trong sâu thẳm tâm hồn người ính Tây tiến, trong khoảnh khắc giao cảm bất ngờ với hồn tạo vật.
- Những câu thơ viết về nỗi nhớ làm cho tâm hồn người lính thăng hoa . Quang Dũng chọn cho mình cách nói riêng, một thứ ngôn ngữ biểu đạt riêng: “Đêm mơ Hà Nôi dáng kiều thơm” vô cùng lãng mạn, bay bổng. Ba chữ “dáng kiều thơm” gợi tả thật tinh tế hình ảnh những thiếu nữ Hà Nội thanh lịch, duyên dáng, yêu kiều. Họ là tâm điểm nỗi nhớ, khát khao cháy bỏng nơi trái tim, tâm hồn những người con Hà Nội xa quê. Có một thời câu thơ này bị coi là cái “mộng rớt tiểu tư sản”, ủy mị, yếu đuối, nó sẽ làm nhụt chí con người. Song cùng với thời gian ta nhận ra trong lời thơ tiềm tang một sức mạnh tinh thần. Chính nỗi nhớ, ước mơ hướng về một góc phố, một ngõ nhỏ, về những dáng kiều thơm ấy đã tiếp sức, nâng bước cho người lính trẻ Hà Nội thêm vững vàng, quyết tâm chiến đấu, xả thân vì tổ quốc.
3. ĐÁNH GIÁ: 0,5 điểm
- Hai ý kiến đề bài đưa ra đều đúng đắn, nó tưởng chừng như đối lập nhưng lại bổ sung cho nhau làm nên vẻ đẹp hoàn thiện của người lính Tây Tiến.
- Bài thơ khắc họa thành công hình tượng những chiễn sĩ Tây Tiến trong sự hòa hợp tự nhiên: vẻ đẹp hào hùng (đầy ý chí, nghị lực, quyết tâm bởii mang trong mình lí tưởng cứu nước cao cả) và vẻ đẹp rất đỗi hào hoa (nhạy cảm, tinh tế trong cái nhìn, trong cách cảm nhận về thiên nhiên, cuộc sống, con người). Đó là hình tượng nghệ thuật đã kết tinh được vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.
- Vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật này là kết quả của cái nhìn đa chiều , chân thực, giàu chất nhân văn về con người của Quang Dũng. Đó là sản phẩm được nâng đỡ bởi cảm xúc lãng mạn của một nghệ sĩ cũng rất lãng mạn, tài hoa. Vì thế chr ở Tây tiến mới có tượng đài nghệ thuật vừa bay bổng, vừa bi tráng về những chiế sĩ vệ quốc thời kì đầu chống Pháp.
III. KẾT BÀI: 0,5 điểm
- Khẳng định giá trị của hai ý kiến.
- Ngợi ca tài năng của Quang Dũng…