Skip to main content

(5,0 điểm) Bàn về nghệ thuật xây dựng hai chân dung phụ nữ điển hình trong truyện “Vợ nhặt” – Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài, còn bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong. Ý kiến của bạn?

(5,0 điểm)
Bàn về nghệ thuật xây dựng hai chân dung phụ nữ điển hình trong truyện “Vợ nhặt”

Câu hỏi

Nhận biết

(5,0 điểm)

Bàn về nghệ thuật xây dựng hai chân dung phụ nữ điển hình trong truyện “Vợ nhặt” – Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài, còn bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong. Ý kiến của bạn?


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính dưới đây:

I/ GIỚI THIỆU CHUNG: (0,5 điểm)

-   Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông thường viết truyện ngắn về đề tài nông thôn và những người dân quê. 

-    “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, được rút từ tập  “Con chó xấu xí”. Truyện đã xây dựng thành công hai nhân vật phụ nữ: bà cụ Tứ và vợ nhặt, qua đó bộc lộ tư tưởng nhân đao sâu sắc và mới mẻ của nhà văn.

II. CỤ THỂ: (4,0 điểm)

1.  GIẢI THÍCH Ý KIẾN: (0,5 điểm)

-   “Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài”: hình tượng người vợ nhặt hiện lên thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói…

-    “Bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong”:  Tác giả khắc họa nhân vật bà cụ Tứ chủ yếu qua những diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động…

->  Hai ý kiến đều đúng, thể hiện nét độc đáo ở từng nhân vật, đồng thời cho thấy tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc  khắc họa hình tượng nhân vật.

2.  PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH: (3,5 điểm)

a.   Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài: (1,5 điểm)

Giới thiệu chung: (0,25 điểm)

Tác giả gọi nhân vật của mình là "thị", "người đàn bà" hoặc "người con dâu", không có tên, tuổi và lai lịch cụ thể. Chỉ biết rằng, thị thường ngồi nhặt thóc rơi vãi ở của kho hoặc ai có việc gọi thì làm. Cuộc sống của thị cũng bấp bênh, khốn khổ trước thảm họa đói. Chính những điều đó, khiến nhân vật càng có sức khái quát. "Thị" đại diện cho biết bao người phụ nữ cùng rơi vào cảnh ngộ đáng thương, thê thảm, thân phận bị rẻ rúng như cọng rơm, cọng rác.

Ngoại hình: (0,25 điểm)

-  “Cái nón rách tàn nghiêng nghiêng che nửa mặt…”

-   "Cái ngực gầy lép"

-   “Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy 2 con mắt…”

-> Cái đói, cái nghèo đã in hằn trên hình hài của thị, khiến thị càng trở nên xấu xí, tiều tụy. 

Cử chỉ, hành động: (1,0 điểm)

* Trước khi về làm vợ Tràng:

-   Lần đầu gặp Tràng, giữa lúc đang nhàn rỗi, nghe câu hỏi buông ra của Tràng, những lời trêu ghẹo của bạn bè và cũng vì đói quá mà chị đã “lon ton chạy lại đẩy xe” cho Tràng – một người đàn ông không hề quen biết, rồi “liếc mắt cười tít” để tạo thiện cảm với Tràng.

-   Lần thứ hai gặp lại Tràng chị chủ động trách móc  “điêu, người thế mà điêu”. Những lời thoại tiếp theo đó đã lái những chuyện không đâu vào mục đích thiết thân của người phụ nữ là được ăn…

-   Khi được Tràng mời ăn thì "hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên…" - đây đúng là phản xạ của người đói. Rồi không ngại ngần, thị sà xuống, đánh một chặp 4 bát bánh đúc liền, chẳng trò chuyện gì. Ăn xong, thị lại cầm đôi đũa, quẹt ngang miệng. 

-   Sau đó, thị theo không về làm vợ Tràng mà không cần biết gia cảnh, tính tình của Tràng ra sao.

-> Miếng ăn trong cái đói quay quắt nhiều khi thúc bách con người, khiến họ quên ý tứ, không còn sĩ diện. Trong hoàn cảnh đó, bản năng sinh tồn đã lấn lướt tất cả. Sự đói khát cùng đường đã biến chị thành trơ trẽn, táo tợn, không còn giữ được danh dự.

* Trên đường về nhà:

-   Chủ động bắt chuyện, tỏ ra bẽn lẽn, ngượng ngùng, mắng yêu Tràng "Bé lắm đấy, đã một mình lại còn mấy u!" -> Ở thị thật ra vẫn còn đó nữ tính.

* Sau khi làm vợ Tràng:

-   Chỉ dám ngồi ở mép giường, cái thế ngồi cho thấy sự chông chênh trong lòng thị.

-   Khi theo Tràng về làm vợ, gặp bà cụ Tứ, lời nói, hành động của chị đều tỏ ra bẽn lẽn, thẹn thùng.

-   Sáng hôm sau dậy sớm làm đủ mọi việc như một người vợ hiền, tần tảo, đảm đang: dọn dẹp nhà cửa, quét dọn sân vườn, rất ý tứ khi "điềm nhiên" ăn miếng cháo cám mặn chát trong bữa cơm đầu tiên ở nhà chồng.

-> Sự thay đổi to lớn ở người vợ nhặt, khi nữ tính trở về, chị cũng là người phụ nữ dịu dàng, hiền hậu như bao người phụ nữ Việt Nam khác. Dù ban đầu, thị theo Tràng về cốt để có miếng ăn nhưng về sau ta thấy rõ đó không phải là tất cả, mà còn vì lòng ham sống mãnh liệt. Cái nghèo, cái đói, cái khổ có thể làm thị trở nên xấu xí về hình thức, có lúc đánh mất lòng tự trọng nhưng thẳm sâu trong tâm hồn con người ấy vẫn có những vẻ đẹp đáng quý.

b.  Bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong: (2,0 điểm)

Giới thiệu chung: (0,5 điểm)

-     Là một bà lão nghèo, chồng và con gái đã mất, bà sống cùng anh con trai duy nhất là Tràng - một thanh niên xấu xí, có phần ngờ nghệch. Giữa thời đói, hai mẹ con họ phải nương tựa vào nhau mà sống, sống nhờ những đồng tiền ít ỏi mà Tràng kiếm được từ việc đẩy xe bò thuê.

Nội tâm nhân vật: (1,5 điểm)

-    Trước cảnh Tràng có vợ, bà cụ Tứ hết sức ngỡ ngàng, ngạc nhiên:

+ Phấp phỏng bước theo Tràng vào trong nhà, sững lại, độc thoại nội tâm hàng loạt câu hỏi.

+ Ngạc nhiên đến mức không tin vào mắt mình, phân vân, ngỡ ngàng, không hiểu rõ mọi chuyện…

-    Khi hiểu ra mọi chuyện thì tâm trạng bà cụ Tứ rất phức tạp: vui - buồn, mừng – tủi, thương  lo đan xen:

“cúi đầu nín lặng” Hiểu ra tình cảnh khó khăn, éo le của con mình, của gia đình mình

+ Thương xót, thấu hiểu cho cảnh ngộ của người con dâu: “Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá”…

+ Lo lắng cho tương lai của các con: “biết rằng chúng nó có qua nổi cơn đói khát này không”, “bà cụ nghẹn lời…ròng ròng”…

-   Vượt lên trên tất cả là niềm vui, niềm hi vọng:

+ Tin tưởng vào triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: “Ai giàu ba họ ai khó ba đời”, nghĩ đến những chuyện tốt đẹp ở tương lai.

->  Bà cụ Tứ là nhân vật điển hình về những người nông dân nghèo khổ , song đây là người mẹ từng trải, hiểu biết, nhân hậu, bao dung và lạc quan. Qua nhân vật, tác giả đã mang đến cho người đọc thông điệp về giá trị của tình yêu thương con người và tinh thần ham sống mãnh liệt. 

III. ĐÁNH GIÁ, TỔNG KẾT: (0,5 điểm)

-   Bằng ngòi bút tài hnăng khi khắc họa nhân vật, nhà văn Kim Lân đã thể hiện tấm lòng cảm thông với số phận cùng quẫn của người dân trong nạn đói và thái độ trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ.

-   Tác phẩm “Vợ nhặt” xứng đáng là truyện ngắn đặc sắc viết về đề tài nông thôn trong văn học hiện đại Việt Nam.

Câu hỏi liên quan

  • (3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đặt ra trong

     (3,0 điểm)

    Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đặt ra trong bốn câu thơ sau đây:

                           “Em ơi Đất Nước là máu xương của mình

                           Phải biết gắn bó và san sẻ

                           Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

                           Làm nên Đất Nước muôn đời…”

                                     (Trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)

  • ĐỌC – HIỂU ( 2.0 điểm)
Cho văn bản sau:
         

    ĐỌC – HIỂU ( 2.0 điểm)

    Cho văn bản sau:

              “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”.

                                                    (Trích “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân)

    Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    1/ Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (0,5 điểm)   

    2/ Trong đoạn văn “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa…”  tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của của biện pháp tu từ đó. (0,5 điểm)

    3/ Viết một văn ngắn (không quá 10 dòng) trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân trong đoạn văn trên?  (1,0 điểm)

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

    ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    d/ Viết ba câu ngắn gọn nhận xét về hình thức của văn bản trên. ( 0,5 điểm)

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):
Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2a:

    Đất nước ta có rất nhiều những dòng sông đẹp đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các văn nghệ sĩ.

    Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp một dòng sông trong một tác phẩm văn học mà anh/chị đã được học (hoặc đọc thêm) trong chương trình Ngữ văn THPT. 

  • (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
       “Mình đi, có nhớ

    (5,0 điểm)

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

           “Mình đi, có nhớ những ngày

    Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

            Mình về có nhớ chiến khu

    Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai ?

            Mình về, rừng núi nhớ ai

    Trám bùi đê rụng, măng mai để già.

            Mình đi, có nhớ những nhà

    Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

            Mình về, có nhớ núi non

    Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

            Mình đi, mình có nhớ mình

    Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

    (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB Giáo dục)

     

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3b: (5,0 điểm)
Trình

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

    Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 3b: (5,0 điểm)

    Trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai nhân vật Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) và Việt (trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi) .

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm): 
Câu 1 (3,0 điểm):
Vấn đề biển Đông đang nóng lên từng ngày

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 1 (3,0 điểm):

    Vấn đề biển Đông đang nóng lên từng ngày khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và 79 tàu khác của họ xâm nhập trái phép lãnh hải Việt Nam.

    Là một thanh niên Việt Nam yêu nước, anh/chị hãy viết thư gửi chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ thái độ, quan điểm của bản thân trước hành động này nhà cầm quyền Trung Quốc. 

  • (2,0 điểm) 
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng

     (2,0 điểm) 

    “Quê hương tôi có con sông xanh biếc

    Nước gương trong soi tóc những hàng tre

    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

    Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”

                       (Trích “Nhớ con sông quê hương”-Tế Hanh)

    Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    - Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ

    - Nội dung chính của đoạn thơ

    - Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
 Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

     Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )

    Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao ( 5,0 điểm)

    Về nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải, có nhiều nhận xét trái chiều về sự tính toán khôn ngoan, cách sống thực dụng, hoặc vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của nhân vật...

    Trình bày ý kiến riêng của anh/chị.

     

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)
Câu 3: (3,0 điểm)
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)

    Câu 3: (3,0 điểm)

    Chẳng ai muốn làm hành khất

    Tội trời đày ở nhân gian

    Con không được cười giễu họ

    Dù họ hôi hám úa tàn.

    Nhà mình sát đường, họ đến

    Có cho thì có là bao

    Con không bao giờ được hỏi

    Quê hương họ ở nơi nào.

    Con chó nhà mình rất hư

    Hễ thấy ăn mày là cắn

    Con phải răn dạy nó đi

    Nếu không thì con đem bán.

    Mình tạm gọi là no ấm

    Biết đâu cơ trời vần xoay

    Lòng tốt gửi vào thiên hạ

    Biết đâu nuôi bố sau này...

    ( “Dặn con” - Trần Nhuận Minh)

    Bài thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử với những người bất hạnh trong cuộc sống?