Skip to main content

(5,0 điểm)  Em hãy phân tích đoạn thơ:      “Chiếc vành với bức tờ mây Duyên này thì giữ vật này của chung       Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên       Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa       Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy so tơ phím này       Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về       Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai       Dạ đài cách mặt khuất lời, Rưới xin giọt nước cho người thác oan.”                                           ( “Trao duyên- Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

(5,0 điểm) 
Em hãy phân tích đoạn thơ:
     “Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên

Câu hỏi

Nhận biết

(5,0 điểm) 

Em hãy phân tích đoạn thơ:

     “Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung

      Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

      Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa

      Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

      Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

      Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai

      Dạ đài cách mặt khuất lời,

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.”

                                          ( “Trao duyên- Truyện Kiều”- Nguyễn Du)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1.  MỞ BÀI ( 0,5 điểm )

-  Nguyễn Du là đại thi hào của nền văn học Việt Nam với kiệt tác  "Truyện Kiều".

-  Đoạn trích “Trao Duyên” là một đoạn trích thể hiện khá rõ bi kịch tan vỡ, dang dỡ của tình yêu Thuý Kiều - Kim Trọng và nỗi đau tột cùng của Kiều về số phận bi kịch của nàng, đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa xuyên suốt trong thơ Nguyễn Du trước những đau khổ, bất hạnh cũng như khát vọng hạnh phúc của con người.

- Đoạn thơ trên là đoạn thơ tiêu biểu trong đoạn trích "Trao duyên"

2.  THÂN BÀI:        

a. Kiều trao kỉ vật cho Thúy Vân, nàng như sống lại với kỉ niệm của tình yêu    (1,0 điểm)   

                              " Chiếc vành với bức tờ mây

                               Duyên này thì giữ vật này của chung.  “

- Những kỉ vật là minh chứng cho mối tình Kim _ Kiều: "Chiếc vành” là tặng vật đầu tiên của chàng Kim tặng cho Kiều khi nàng nhận lời; ”Tờ mây” là tờ hoa tiên có vẽ vân mây, là tờ hoa tiên mà trên đó Kiều đã ghi lời thề. Kiều trao duyên cho Vân thì những những vật kỉ niệm(“chiếc vành”, ”tờ mây”) trước đây thuộc về mối tình Kiều - Kim thì bây giờ đã thuộc về Vân – Kim. Cho nên, khi đã gửi gắm “lời nước non”, việc hiển nhiên Kiều phải làm là trao những vật thiêng liêng ấy lại cho Vân.

- Nhưng :”Duyên này thì giữ vật này của chung”, tức là của cả 3 người. Cách nói cho thấy sự giẳng xé trong tâm can, sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm của Kiều: lí trí quyết tâm từ bỏ mối tính, trao duyên lại và vun đắp cho em với chàng Kim nhưng trong lòng vô cùng đau xót, nuối tiếc. Điều đó chứng tỏ:”Kiều trao duyên chứ không trao tình”.

b. Nàng đau xót, luyến tiếc một mối tình đẹp. Kỉ niệm của tình yêu có một sức sống mãnh liệt. Nàng là người sâu săc trong tình yêu ( 1,0 điểm)       

- Ý nghĩ của Kiều thật chua chát, tủi buồn. Nó đọng lại ở câu:”Dù em nên vợ nên chồng”. Trao duyên cho em rồi, cũng đã trao trả kỷ vật lại cho em, đã “cậy” em, ”lạy”em, biết bao nhiêu khẩn khoản, tin tưởng…ấy thế mà Kiều vẫn đặt một giả thiết, như có điều gì đó vẫn chưa ổn, chưa yên. Kiều tự thấy mình đáng thương biết bao, mình là “người mệnh bạc” để cho người khác(em Vân) phải “xót”, phải thương hại! Cây đàn hồ đào ngày nào Kiều đàn cho chàng Kim nghe, và mảnh hương huyền ngày nào từng chướng kiến hai người thề nguyền cũng để lại cho em như là vật của tin. Đối với Kiều, chúng đã trở thành quá khứ xa xôi của “ngày xưa”. Trớ trêu thay, ”của tin” vẫn còn đó mà người thì lại “mất”       

c. Khi trao duyên cho Thúy Vân rồi, Kiều cảm thấy cuộc đòi vô nghĩa nên nàng nghĩ đến cái chết. Đây là tiếng nói xót thương cho một người con gái tha thiết với tình yêu – tinh thần nhân đạo của tác giả.( 1,0 điểm) 

- Ý nghĩ về cái chết cứ trở đi trở lại, ám ảnh Kiều bởi khi mất đi tình yêu, cuộc sống đối với Kiều chẳng còn ý nghĩa gì nữa: "mai sau", "hồn", "nát thân bồ liễu", "dạ đài", "người thác oan" => Nỗi đau xót đến tuyệt vọng của Kiều.

- Tình yêu chung thủy của Kiều:

                               "Hồn còn mang nặng lời thề

                            Nát thân bồ liễu đền nghĩ trúc mai"

”Lời thề”ở đây chính là lời thề đêm thềnguyền vằng vặc ánh trăng mà Kiều không bao giờ quên được. Câu thơ cho thấy một ý thức, một tấm lòng, một tư tưởng mà không phải người con gái nào cũng có được. Sự thủy chung của Kiều vẫn được thể hiện rõ nét, đậm đà và càng sâu sắc hơn trong hoàn cảnh ngặt nghèo.

- Bi kịch của nàng còn thể hiện trong cách nói "người thác oan" - chứng tỏ Kiều tuy tự nguyện hy sinh, bán mình chuộc cha, nhưng vẫn ý thực được mình bị oan uổng -> Câu thơ có ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc.

d.  Nghệ thuật biểu hiện ( 1,0 điểm)  

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật điêu luyện của Nguyễn Du đã giúp người đọc thấu hiểu, đồng cảm với tâm trạng đau khổ, dằn vặt, cay đắng, xót xa và tuyệt vọng trong cuộc trao duyên của Kiều.

- Từ ngữ tinh tế, chọn lọc, sắc sảo, có sức biểu cảm cao.

- Kết hợp linh hoạt lời kể với lời tự tình, lời độc thoại,...

3.  KẾT BÀI: (0,5 điểm) 

- Từ bi kịch tinh thần của Thúy Kiều cần thấy được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du và tài năng bậc thầy của ông trong bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật.

Câu hỏi liên quan

  • Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm)

    Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong

     Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong trắng, một người vợ hiền nhưng thần Rùa vàng lại kết tội nàng là giặc. Theo anh/chị, kết luận đó có nghiêm khắc quá không? (1,5 điểm) 

  • Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu

    Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu loại truyện cổ tích thần kì), ca dao. (2,0 điểm)

  • Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc
hàng những tác

    Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc

    hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần bởi thơ của ông đã toát

    lên hào khí Đông A - hào khí thời Trần - một trong những thời đại hào hùng nhất

    của lịch sử Việt Nam.

    Hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ nhận định trên.( 7,0 điểm)

  • Nước là một tài nguyên vô cùng quí giá nhưng hiện bị ô nhiễm một cách trầm trọng.  
Em hãy

    Nước là một tài nguyên vô cùng quí giá nhưng hiện bị ô nhiễm một cách trầm trọng.  

    Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ nêu suy nghĩ bản thân về vấn đề trên? (3,0 điểm) 

  • Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

     Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

  • Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn

    Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn học dân gian lại được sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng? (2,0 điểm)

  • Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí

    Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí "nhàn" trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (6,0 điểm)

  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp

    Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:

                                     Trâu ơi, ta bào trâu này

                              Trâu  ngoài ruộng, trâu cày với ta

                                     Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

                              Ta đây, trâu đấy ai mà quàn công!

                                     Bao giờ cây lúa còn bông,

                              Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

                                                        (Ca dao)

    (2,0 điểm)

  • Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong

    Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau:

                            “Mình về có nhớ ta chăng

                       Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

    (2,0 điểm)