Skip to main content

(4,0 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:                         “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,                          Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.                          Lẽ nào trời đất dung tha,                          Ai bảo thần nhân chịu được?" 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Tác phẩm này được sáng tác theo thể loại gì? Trình bày vắn tắt những đặc điểm cơ bản của thể loại đó? 3. Tính hình tượng trong đoạn văn trên được thể hiện qua những hình ảnh nào? Phân tích tác dụng của tính hình tượng trong đoạn văn? 4. Tính truyền cảm trong đoạn văn được thể hiện như thế nào? Đoạn văn trên gợi cho em cảm xúc gì? 5. Sau khi học xong tác phẩm này, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc ta?

(4,0 điểm)
Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
                       

Câu hỏi

Nhận biết

(4,0 điểm)

Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

                        “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

                         Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

                         Lẽ nào trời đất dung tha,

                         Ai bảo thần nhân chịu được?"

1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

2. Tác phẩm này được sáng tác theo thể loại gì? Trình bày vắn tắt những đặc điểm cơ bản của thể loại đó?

3. Tính hình tượng trong đoạn văn trên được thể hiện qua những hình ảnh nào? Phân tích tác dụng của tính hình tượng trong đoạn văn?

4. Tính truyền cảm trong đoạn văn được thể hiện như thế nào? Đoạn văn trên gợi cho em cảm xúc gì?

5. Sau khi học xong tác phẩm này, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc ta?


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1.

- Đoạn văn trên thuộc tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi. (0,25 điểm)

2.

- Tác phẩm được viết theo thể loại  cáo. (0,25 điểm)

- Những đặc điểm cơ bản của thể loại cáo:  (0,5 điểm)

 + Là một thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc.

 + Thường được vua chúa hay thủ lĩnh viết để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.

 + Được chia làm 2 loại: Văn cáo thường ngày; văn đại cáo.

 + Có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu. Là thể văn hùng biện, lời lẽ của văn bản cáo phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc

3.

-  Tính hình tượng trong đoạn văn được thể hiện qua những hình ảnh: “  trúc Nam Sơn không ghi hết tội”; “nước Đông Hải không rửa sạch mùi”. (0,5 điểm)

-  Tác dụng: Làm cho người đọc hình dung ra được sự dơ bẩn, những tội ác chất chồng không gì có thể ghi chép hết được, không gì có thể rửa sạch hết được của giặc ngoại xâm. (0,5 điểm)

4.

- Tính truyền cảm trong đoạn văn được thể hiện qua những từ ngữ: “độc ác thay”, “dơ bẩn thay” và câu hỏi tu từ:  “Ai bảo trời đất dung tha/ Lẽ nào thần nhân chịu được?” (0,5 điểm)

- Đoạn văn gợi cho người đọc cảm xúc: Lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết không thể dung thứ cho những tộc ác mà giặc ngoại xâm đã gây ra cho nhân dân ta. (0,5 điểm)

5.

Truyền thống yêu nước của nhân dân ta:

- Là truyền thống có từ ngàn đời của dân tộc ta  (0,25 điểm)

- Khi đất nước có giặc ngoại xâm: Căm thù giặc, quyết chiến quyết thắng với kẻ thù…(0,25 điểm)

- Khi đất nước hòa bình: Khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, thanh bình; nhân dân ấm no, hạnh phúc…(0,25 điểm)

- Bản thân: Cần cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức… để trở thành người có ích cho đất nước. (0,25 điểm)

Câu hỏi liên quan

  • Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

     Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

  • “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”
(Nguyễn Bính, “Tương

    “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

    Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”

    (Nguyễn Bính, “Tương tư”)

    Anh/chị hãy chỉ ra biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ trong hai câu thơ trên. (1,0 điểm) 

  •         Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng”

              Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Nước là một tài nguyên vô cùng quí giá nhưng hiện bị ô nhiễm một cách trầm trọng.  
Em hãy

    Nước là một tài nguyên vô cùng quí giá nhưng hiện bị ô nhiễm một cách trầm trọng.  

    Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ nêu suy nghĩ bản thân về vấn đề trên? (3,0 điểm) 

  • Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương

    Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”? (1,5 điểm)

  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp

    Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:

                                     Trâu ơi, ta bào trâu này

                              Trâu  ngoài ruộng, trâu cày với ta

                                     Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

                              Ta đây, trâu đấy ai mà quàn công!

                                     Bao giờ cây lúa còn bông,

                              Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

                                                        (Ca dao)

    (2,0 điểm)

  • Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản

    Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:

    “Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa, hãy tin rằng cuộc sống là điều kỳ diệu và đẹp đẽ"    [Pautopxki]

    (5,0 điểm)

  • Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)

  • Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong

     Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong trắng, một người vợ hiền nhưng thần Rùa vàng lại kết tội nàng là giặc. Theo anh/chị, kết luận đó có nghiêm khắc quá không? (1,5 điểm) 

  • Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)