Skip to main content

(4,0 điểm)  Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:                                Của ong bướm này đây tuần tháng mật;                                Này đây hoa của đồng nội xanh rì;                                Này đây lá của cành tơ phơ phất;                                Của yến anh này đây khúc tình si;                                Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,                                Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;                                Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;                                                                           (Vội vàng - Xuân Diệu)    

(4,0 điểm) 
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
                              

Câu hỏi

Nhận biết

(4,0 điểm) 

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

                               Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

                               Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

                               Này đây lá của cành tơ phơ phất;

                               Của yến anh này đây khúc tình si;

                               Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

                               Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

                               Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

                                                                          (Vội vàng - Xuân Diệu)

 

 


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Yêu cầu về kĩ năng:

 - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học

 - Bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có cảm xúc.

Yêu cầu về nội dung:

Học sinh có thể làm theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau:

1.  Vài nét về tác giả, tác phẩm và đoạn trích  (0,5 điểm)

- Xuân Diệu - một trong ba đỉnh cao của phong trào Thơ Mới 1932 - 1945. Ông được đánh giá là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới" bởi những cách tân cả về tư tưởng và bút pháp nghệ thuật.

- "Vội vàng" là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám, được coi là tuyên ngôn sống, tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ.

- Đoạn trích thuộc khổ 2 của tác phẩm là hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống qua "cặp mắt xanh non và biếc rờn" của thi sĩ Xuân Diệu - một "bữa tiệc trần gian". Qua đó, ta thấy được tình yêu cuộc sống của nhà thơ.

2.  Cảm nhận: (3,0 điểm)

- Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống: 

+  Đó là một bức tranh đầy thanh sắc với những nét vẽ tinh tế, mềm mại, gam màu tươi sáng:   hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ, màu vàng tươi của nắng sớm, khúc tình si của yến anh,...

+ Đó là một bức tranh tươi đẹp, tràn đầy sức sống và rất tình tứ, quyến rũ: khúc tình si, thần Vui hằng gõ cửa, Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

- Cái tôi trữ tình: Là cái tôi có ý thức cá nhân mạnh mẽ, đầy lòng ham sống: cách nhìn đời trẻ trung,…; tình cảm vừa tha thiết, rạo rực,…vừa vội vàng, quyến luyến…

- Nghệ thuật thơ: Các biện pháp điệp từ "của", "này đây", phép liệt kê tạo giọng điệu say mê, nhịp điệu gấp gáp góp phần bộc lộ những cảm xúc mãnh liệt của cái Tôi trữ tình; hình ảnh so sánh "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" , nhân hóa độc đáo cho thấy sự mới mẻ trong quan niệm thẩm mĩ của nhà thơ.

3.   Đánh giá: (0,5 điểm)

Qua đoạn thơ, ta cảm nhận được cái Tôi Xuân Diệu yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống. 

                          

 

Câu hỏi liên quan

  • Phân tích hiệu quả của nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

    Phân tích hiệu quả của nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. (6,0 điểm) 

  • Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn

    Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn Tuân viết:

    “…Ông là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ”.

    Phân tích nhân vật Quản ngục để làm sáng tỏ nhận xét trên. (7,0 điểm)

  • Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, ánh sáng trong đêm tối ở phố huyện, trước

    Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, ánh sáng trong đêm tối ở phố huyện, trước khi đoàn tàu đi qua được miêu tả qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó giúp ta hiểu thêm những gì về người dân phố huyện và thái độ của tác giả?( 3,0 điểm) 

  • Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao) (8,0 điểm) 

     Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao) (8,0 điểm) 

  • Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã nỗ lực hết mình để đạt giải Fields (tương đương giải Nô –

    Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã nỗ lực hết mình để đạt giải Fields (tương đương giải Nô – ben về toán học), sau khi nhận giải có chia sẻ đại ý rằng: Không nhất thiết tất cả mọi người đều phải đạt được giải Fields, nhưng ai cũng có quyền ước mơ đến giải Fields và làm điều gì đó để nâng cao ý nghĩa cuộc sống của mình.

    Suy nghĩ của anh (chị)  từ lời chia sẻ trên. (4.0 điểm)

  • Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của  Nguyễn

     Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của  Nguyễn Tuân. (5,0 điểm)

  • Từ đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Chương XV, “Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng), anh (chị)

    Từ đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Chương XV, “Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng), anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về vấn đề sau:

    Phê phán trong cuộc sống, nên chăng? (3,0 điểm) 

  • Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề:
Hiện nay có nhiều hoạt

     Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề:

    Hiện nay có nhiều hoạt động kinh doanh buôn bán thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khiến xã hội phải quan tâm.( 3,0 điểm)

  • Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (7,0

    Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (7,0 điểm) 

     

  • Phần chung
Tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch

    Phần chung

    Tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

    (7,0 điểm)