(3,0 điểm)
Tự trọng là khôn ngoan
Hãy thể hiện suy ngẫm của bạn về ý kiến trên trong một bài văn ngắn (khoảng 600 từ)
1. GIẢI THÍCH Ý KIẾN: (0,5 điểm)
- Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị của bản thân.
- Khôn ngoan là biết phân biệt đúng – sai, tốt – xấu, biết làm điều có lợi cho mình.
-> Tự trọng là đức tính tốt đẹp, người biết giữ gìn lòng tự trọng là con người khôn ngoan.
2. PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN: (1,5 điểm)
- Biểu hiện của lòng tự trọng: Cư xử đúng mực, đàng hoàng cả trong công việc và cuộc sống; biết giữ lời hứa, giữ chữ tín; dũng cảm thừa nhận những khuyết điểm của bản thân; tự giác hoàn thành công việc không để nhắc nhở, chê trách; khiêm tốn, biết mình biết người; trung thực, không tham lam những thứ bất chính;...
- Như vậy, có tự trọng, con người sẽ biết tôn trọng người khác, có ý thức sửa mình đến cùng, có tinh thần trách nhiệm chung, nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác....
- Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống. Khi có lòng tự trọng, chúng ta sẽ cảm thấy tự tin, khẳng định giá trị bản thân mình hơn trong các mối quan hệ. Đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công.
- Có lòng tự trọng, sẽ được sự tin yêu, trân trọng của mọi người xung quanh.
Học sinh lấy ví dụ cụ thể chứng minh cho các ý trên: thủ tướng Hàn Quốc nhận lỗi và xin từ chức sau vụ chìm phà Sewon tháng 4/ 2014, nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao,...
=> Khẳng định ý kiến đề bài nêu ra là hoàn toàn đúng đắn.
3. BÀI HỌC NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG: (1,0 điểm)
- Mỗi người cần gìn giữ nhân cách, phẩm giá, danh dự của mình, từ những việc làm nhỏ nhất: lời nói, đi lại, ăn, mặc,...; cả trong công việc và cuộc sống hằng ngày.
- Phê phán những con người sống không có lòng tự trọng.
- Tăng cường và chú trọng giáo dục nhân cách trong gia đình, nhà trường và các hoạt động xã hội.