Skip to main content

(3,0 điểm) Báo điện tử Tuổi trẻ online/Chính trị - xã hội/Tiêu điểm, ngày 25/2/2014 đưa tin: “Dịp Tết Ất Mùi 2015, hơn 6200 trường hợp nhập viện vì ẩu đả, đánh nhau”. Ông Trần Kiến Xương, chánh văn phòng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Cần phải thổi còi báo động về thói hung hãn đã và đang bùng phát  ở một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là thanh niên nông thôn”.                                       (Tuổi trẻ online/Nhịp sống trẻ, ngày 27/2/2014) Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) bàn về hiện tượng trên. 

(3,0 điểm)
Báo điện tử Tuổi trẻ online/Chính trị - xã hội/Tiêu điểm, ngày 25/2/2014 đưa

Câu hỏi

Nhận biết

(3,0 điểm)

Báo điện tử Tuổi trẻ online/Chính trị - xã hội/Tiêu điểm, ngày 25/2/2014 đưa tin:

“Dịp Tết Ất Mùi 2015, hơn 6200 trường hợp nhập viện vì ẩu đả, đánh nhau”.

Ông Trần Kiến Xương, chánh văn phòng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Cần phải thổi còi báo động về thói hung hãn đã và đang bùng phát  ở một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là thanh niên nông thôn”.

                                      (Tuổi trẻ online/Nhịp sống trẻ, ngày 27/2/2014)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) bàn về hiện tượng trên. 


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Những ý chính cần đạt:

1.  Nhận thức hiện tượng:

-   "Ẩu đả, đánh nhau" là những biểu hiện cụ thể của "thói hung hãn": hiện tượng này thường xảy ra khi có bất đồng giữa các đối tượng. 

-   Hiện tượng này mang tính phổ biến, đặc biệt, con số hơn 6200 trường hợp nhập viện chỉ trong dịp Tết Ất Mùi  đã báo hiệu sự leo thang của bạo lực trong giới trẻ, nhất là thanh niên nông thôn. Điều này còn là một vấn nạn về đạo đức, nhân cách, văn hóa của con người. 

2.  Bàn luận về hiện tượng:

a. Hậu quả:

-   Gây thương tích, chết người.

-   Người vi phạm sẽ bị phạt hành chính, thậm chí tù tội.

-   Các hành vi ẩu đả đôi khi còn gây thiệt hại về vật chất, gây ảnh hưởng tới tâm lí xã hội.

b. Nguyên nhân:

Nguyên nhân trực tiếp:

-  Do cờ bạc, rượu chè,...dẫn đến bất đồng, mâu thuẫn. 

-  Nhiều bạn trẻ có cái tôi lớn, thích thể hiện bản thân nên hay gây gổ, xử lí tình huống bằng bạo lực,... Đôi khi chỉ một cái "nhìn đểu" cũng trở thành nguyên nhân của các vụ việc này.

Nguyên nhân gián tiếp:

-  Do ảnh hưởng của internet, phim ảnh, game bạo lực.

-  Do môi trường sống.

-  Do sự yếu kém trong giáo dục của gia đình, nhà trường và quan trọng hơn hết là do nhận thức sai lệch, do ý thức của bản thân mỗi người…. Đặc biệt, ở nông thôn, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng.

c.  Giải pháp:

-   Chú trọng tuyên truyền, giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ.

-   Tạo môi trường sống và làm việc tiến bộ, văn minh.

-   Có các hình thức xử lí, kỉ luật nghiêm khắc, có tính răn đe.

3. Bài học nhận thức và hành động:

-   Bài học nhận thức: Ý thức được việc đánh nhau, ẩu đả là hiện tượng xấu, cần phê phán, lên án, ngăn chặn.

-   Bài học hành động: Sống lành mạnh, có ích, chan hòa, cởi mở; tuyên truyền để mọi người cùng sống vui vẻ, hòa thuận…

Câu hỏi liên quan

  • (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
       “Mình đi, có nhớ

    (5,0 điểm)

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

           “Mình đi, có nhớ những ngày

    Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

            Mình về có nhớ chiến khu

    Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai ?

            Mình về, rừng núi nhớ ai

    Trám bùi đê rụng, măng mai để già.

            Mình đi, có nhớ những nhà

    Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

            Mình về, có nhớ núi non

    Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

            Mình đi, mình có nhớ mình

    Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

    (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB Giáo dục)

     

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)
Câu 3: (3,0 điểm)
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)

    Câu 3: (3,0 điểm)

    Chẳng ai muốn làm hành khất

    Tội trời đày ở nhân gian

    Con không được cười giễu họ

    Dù họ hôi hám úa tàn.

    Nhà mình sát đường, họ đến

    Có cho thì có là bao

    Con không bao giờ được hỏi

    Quê hương họ ở nơi nào.

    Con chó nhà mình rất hư

    Hễ thấy ăn mày là cắn

    Con phải răn dạy nó đi

    Nếu không thì con đem bán.

    Mình tạm gọi là no ấm

    Biết đâu cơ trời vần xoay

    Lòng tốt gửi vào thiên hạ

    Biết đâu nuôi bố sau này...

    ( “Dặn con” - Trần Nhuận Minh)

    Bài thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử với những người bất hạnh trong cuộc sống?

  • ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 2: ( 3,0 điểm):
Hãy viết bài

    ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 2: ( 3,0 điểm):

    Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên.

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):
Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2a:

    Đất nước ta có rất nhiều những dòng sông đẹp đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các văn nghệ sĩ.

    Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp một dòng sông trong một tác phẩm văn học mà anh/chị đã được học (hoặc đọc thêm) trong chương trình Ngữ văn THPT. 

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

    ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    b/ Điểm khác biệt giữa điều ước của cậu bé với dự đoán của nhân vật tôi về điều ước của cậu bé? ( 0,5 điểm)

  • (3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đặt ra trong

     (3,0 điểm)

    Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đặt ra trong bốn câu thơ sau đây:

                           “Em ơi Đất Nước là máu xương của mình

                           Phải biết gắn bó và san sẻ

                           Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

                           Làm nên Đất Nước muôn đời…”

                                     (Trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3a( 5,0 điểm)
Thơ Tố

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

    Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 3a( 5,0 điểm)

    Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình – chính trị. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ  “Từ ấy” của Tố Hữu để làm sáng tỏ điều này.

                          Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                          Mặt trời chân lý chói qua tim 

                          Hồn tôi là một vườn hoa lá 

                          Rất đậm hương và rộn tiếng chim... 

                     

                          Tôi buộc lòng tôi với mọi người 

                          Để tình trang trải với trăm nơi 

                          Để hồn tôi với bao hồn khổ 

                          Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. 

     

                           Tôi đã là con của vạn nhà 

                           Là em của vạn kiếp phôi pha 

                           Là anh của vạn đầu em nhỏ 

                           Không áo cơm, cù bất cù bơ...

                                          Tháng 7 – 1938

                         (Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm) 
Câu 2:  (3,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm) 

    Câu 2:  (3,0 điểm)

    Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 500 từ) để trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại.

  • (5,0 điểm):
Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có

    (5,0 điểm):

    Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Đối diện với khó khăn mất mát, người lính vẫn mang trong mình vẻ đẹp hào hùng”. Lại có ý kiến khác: “Trong tận cùng gian khổ, người lính vẫn ánh lên vẻ đẹp hào hoa”.

    Bằng cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ, anh(chị) hãy bình luận hai ý kiến trên.

  • Câu 2:
Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì

    Câu 2:

    Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm:

    “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”.

    (Trích “Đời thừa” – Nam Cao)

    Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên?