(3 điểm)
H. Ban – dắc – nhà văn nổi tiếng của nước Pháp cho rằng: “Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở lên mạnh mẽ”.
Viết một bài văn nghị luận khoảng 600 chữ bình luận ý kiến trên.
1/ Giải thích ý kiến:
- Cái yếu là cái hạn chế, khuyết điểm, thiếu sót, cái kém của mình khi làm một công việc nào đó.
- Công nhận cái yếu nghĩa là dám đối diện, nhìn nhận cái hạn chế của mình, nhận ra nó để sửa chữa, thay đổi.
=> Vấn đề Ban- dắc đưa ra thoạt tiên tưởng mâu thuẩn nhưng thực ra rất sâu sắc, thấm thía. Khi công nhận cái yếu của mình tức là con người đã có đủ dũng cảm, trung thực và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản than một cách khách quan, toàn diện. Điều ấy giúp con người có nghị lực, trưởng thành, “ trở nên mạnh mẽ”. Nói cách khác một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh cho con người trong cuộc sống là biết nhận thức đúng đắn về điểm yếu của bản thân và dũng cảm, trung thực để công nhận điều này.
2. Phân tích, bàn luận vấn đề: - Trong cuộc sống không có ai hoàn thiện. Vậy khi công nhận cái yếu của mình chính là lúc con người hiểu đúng về bản thân, có cơ hội tự rèn luyện, sửa chữa và hoàn thiện. Trong quá trình nhận thức, rèn luyện con người sẽ tìm thấy nghị lực và sức mạnh.
- Vấn đề này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực, trong những hoàn cảnh khác nhau( VD trong các lính vực như: học tập, tu dưỡng đạo đức, hoạt động kinh tế, chính trị…).
- Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng mực, biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách quan, đúng đắn, biết học tập, vươn lên.
- Đây không chỉ là vấn đề đặt ra với cá nhân mà có ý nghĩa với cả tập thể, quốc gia, dân tộc.
3/ Bài học nhận thức và hành động:
- Mỗi người cần thường xuyên nhìn nhận đánh giá bản thân về cái yếu của mình để nỗ lực vươn lên.
- Hãy lắng nghe sự góp ý chân thành của mọi người để nhận ra cái yếu của mình…
- Nhận ra cái yếu không được chán nản, bỏ cuộc, thất bại mà quan trọng phải có kế hoạch sửa đổi nó, thay đổi nó để đạt được thành công.