Skip to main content

(3 điểm)  Suy nghĩ của anh(chị) về ý kiến sau đây: “Cuộc sống như một cuốn sách. Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng. Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ đọc có một lần  (Giang Pôn)

(3 điểm) 
Suy nghĩ của anh(chị) về ý kiến sau đây: “Cuộc sống như một cuốn sách. Kẻ điên

Câu hỏi

Nhận biết

(3 điểm) 

Suy nghĩ của anh(chị) về ý kiến sau đây: “Cuộc sống như một cuốn sách. Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng. Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ đọc có một lần  (Giang Pôn)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1. Giải thích, luận bàn về ý kiến: (0,5 điểm)

-  Hình ảnh so sánh: “Cuộc sống như một cuốn sách”: Cuốn sách là nơi chứa đựng kiến thức phong phú được chắt lọc từ cuộc sống, mỗi trang sách in dấu những hình ảnh của cuộc sống và những cảm xúc của người viết. 

- Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng: chỉ lối sống hời hợt, sống gấp, sống vội, không cảm nhận hết ý nghĩa của cuộc sống.

- Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy ngẫm: chỉ lối sống nghiêm túc, sâu sắc, luôn suy nghĩ để phát hiện và đón nhận các giá trị của cuộc sống, trân trọng những giây phút quý giá của cuộc sống.

=> Giăng Pôn đã nêu ra hai cách sống, thái độ sống trái ngược nhau của con người trong xã hội và nhắn nhủ mỗi chúng ta phải biết hướng tới lối sống tích cực, biết trân trọng và nắm bắt các giá trị quý báu của cuộc sống.

2/ Phân tích, chứng minh, bình luận ý kiến: (2,0 điểm)

-  Cũng như cuốn sách, cuộc sống vô cùng phong phú, đa sắc màu. Bước vào cuộc sống, con người được học hỏi, được hiểu biết, được nếm trải, bước qua những chặng đường khác nhau của cuộc đời mình. Nhưng cuộc sống là một cuốn sách đặc biệt bởi mỗi con người chỉ có thể sống một lần.   

-  Người sống hời hợt:

+ Không có ý thức học hỏi, tích lũy tri thức, mở rộng và nâng cao hiểu biết của bản thân do vậy không biết cảm nhận vẻ đẹp và sự kì diệu của cuộc sống

+ Sống vô tâm, vô trách nhiệm, không quan tâm tới những người, những hoàn cảnh xung quanh mình, không thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương, chia sẻ. giúp đỡ mọi người vì vậy tâm hồn trở nên cằn cỗi, vô cảm.

+ Sống không có ước mơ, hoài bão, không có ý chí và lòng quyết tâm để thực hiện những khát vọng của mình. Đó là sự tồn tại vô nghĩa. Con người dễ rơi vào trạng thái chán nản, bi quan, tuyệt vọng, dễ bị cám dỗ, lầm đường, lạc lối..

-  Người sống sâu sắc, nghiêm túc:

+ Biết phát hiện, cảm nhân, tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh, thưởng thức một cuộc sống thiên nhiên tươi đẹp, cảm nhận sự ấm áp của cuộc sống bình dị với những tình cảm thân thương, ngưỡng mộ trước một tài năng, cảm phục trước một trái tim vĩ đại…

+ Biết tự tin khẳng định những khả năng của chính mình, sống có mục đích, có lí tưởng, nắm bắt cơ hội để đạt tới thành công, biết sống hết mình với những ước mơ, khát vọng để khẳng định ý nghĩa của cuộc đời mình. Biết cảm nhận và đứng lên sau thất bại mới thấy hết ý nghĩa của thành công.

+ Biết yêu thương hết lòng, cảm nhận cả niềm hạnh phúc lẫn nỗi đau khổ, bất hạnh của chính mình và những người xung quanh, biết đem lại hạnh phúc cho mọi người. Đó là một lối sống tích cực, sống có ý nghĩa của những người khôn ngoan.

-  Lời nhận định của Giăng Pôn không chỉ bàn về hai lối sống khác nhau của con nguời mà còn thể hiện thái độ phê phán lỗi sống hời hợt, vô trách nhiệm với chính bản thân và cộng đồng, lối sống vô nghĩa, vô ích và đề cao lối sống sâu sắc nghiêm túc, có ý nghĩa.

3/ Bài học nhận thức và hành động của bản thân: (0,5 điểm)

- Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình và cộng đồng, sống tận hiến và tận hưởng để không sống hoài, sống phí.

Câu hỏi liên quan

  • I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

    "Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Trước tình hình đó, trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ở trong nước, hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa và Trường Sa, dõi theo từng tin tức được truyền đi từ hiện trường vụ việc.

    Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trong mỗi một người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong quyết tâm bảo vệ vùng biển, đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh mẽ những hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang diễn ra trên Biển Đông để có hành động phù hợp."

    (Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lòng yêu nước -Nguyễn Thế Hanh, Báo Giáo dục & Thời đại số 116 ra ngày 15 - 5 - 2014)

    Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    1. Nêu những ý chính của văn bản. 

    2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng các từ được gạch dưới trong câu: “Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.” có hiệu quả diễn đạt như thế nào?

    3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của anh/chị về sự kiện trên. 

  • (3,0 điểm):
“Tự học là chìa khóa mở cánh cửa thành công còn lười biếng là nguyên nhân đầu

     (3,0 điểm):

    “Tự học là chìa khóa mở cánh cửa thành công còn lười biếng là nguyên nhân đầu tiên của mọi thất bại”

    Anh(chị) hãy viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn (khoảng 600 từ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

  • (5,0 điểm):
Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có

    (5,0 điểm):

    Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Đối diện với khó khăn mất mát, người lính vẫn mang trong mình vẻ đẹp hào hùng”. Lại có ý kiến khác: “Trong tận cùng gian khổ, người lính vẫn ánh lên vẻ đẹp hào hoa”.

    Bằng cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ, anh(chị) hãy bình luận hai ý kiến trên.

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )
Câu

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

    Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )

    Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn ( 5,0 điếm)

    Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:

    "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

    Cô vân mạn mạn độ thỉên không"

    Dịch thơ:

    "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

    Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"

    ( “Chiều tối”, Hồ Chí Minh, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục).

    "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa"

    ( “Tràng giang”, Huy Cận, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục)

  • (3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đặt ra trong

     (3,0 điểm)

    Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đặt ra trong bốn câu thơ sau đây:

                           “Em ơi Đất Nước là máu xương của mình

                           Phải biết gắn bó và san sẻ

                           Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

                           Làm nên Đất Nước muôn đời…”

                                     (Trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

             ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    a/ Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?  ( 0,5 điểm)

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm) 
Câu 2:  (3,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm) 

    Câu 2:  (3,0 điểm)

    Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 500 từ) để trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại.

  • I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm):
Đọc ngữ liệu sau:
“Ông là nhà văn của những tính cách phi thường,

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm):

    Đọc ngữ liệu sau:

    “Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội....Ông cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến nhà văn tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu”

                                                                          (Dẫn theo www. wikipedia.org)

    1. Hãy cho biết đoạn văn trên nói về nhà văn nào?

    2. Trình bày vắn tắt những hiểu biết của anh/chị về sự nghiệp sáng tác của nhà văn đó. 

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)
Câu 3: (3,0 điểm)
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)

    Câu 3: (3,0 điểm)

    Chẳng ai muốn làm hành khất

    Tội trời đày ở nhân gian

    Con không được cười giễu họ

    Dù họ hôi hám úa tàn.

    Nhà mình sát đường, họ đến

    Có cho thì có là bao

    Con không bao giờ được hỏi

    Quê hương họ ở nơi nào.

    Con chó nhà mình rất hư

    Hễ thấy ăn mày là cắn

    Con phải răn dạy nó đi

    Nếu không thì con đem bán.

    Mình tạm gọi là no ấm

    Biết đâu cơ trời vần xoay

    Lòng tốt gửi vào thiên hạ

    Biết đâu nuôi bố sau này...

    ( “Dặn con” - Trần Nhuận Minh)

    Bài thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử với những người bất hạnh trong cuộc sống?

  • ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 2: ( 3,0 điểm):
Hãy viết bài

    ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 2: ( 3,0 điểm):

    Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên.