(2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay.
Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình em với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em.
Em chở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết,
Biết lấy lại những gì đã mất.
Biết rút gần khoảng cách của yêu, tin.
Em chở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết súc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu…
(Tự hát – Xuân Quỳnh)
1. Phát hiện và chữa các lỗi chính tả trong bài?
2. Những thông tin sau đây đúng hay sai? (Đánh chữ S hoặc Đ vào ô đáp án)
- Bài thơ thuộc đề tài tình yêu
- Tác giả là một nhà thơ thời chống Pháp.
- Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú..
- Bài thơ viết theo ngôn ngữ tự sự.
3. Trong bài thơ, hình ảnh “Trái tim” được dùng với ý nghĩa gì?
4. “Một túp lều tranh hai trái tim vàng” hay “Tấm lòng vàng” là những thành ngữ thường dùng để chỉ điều gì? Từ “vàng” trong câu thơ đầu có cùng nghĩa với từ “vàng” trong các câu thành ngữ trên hay không?
1. 0,5 điểm
Các lỗi chính tả trong bài:
- Chở về -> trở về
- Súc động -> xúc động
2. 0,5 điểm
- Bài thơ thuộc đề tài tình yêu -> Đúng
- Tác giả là một nhà thơ thời chống Pháp -> Sai
- Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú -> Sai
- Bài thơ viết theo ngôn ngữ tự sự. -> Đúng
3. 0,5 điểm
Trong bài thơ, hình ảnh “Trái tim” được dùng với ý nghĩa là tình yêu, tấm lòng của người phụ nữ dành cho "anh".
4. 0,5 điểm
“Một túp lều tranh hai trái tim vàng” hay “Tấm lòng vàng” là những thành ngữ thường dùng để chỉ tình yêu, đích thực, chân thành, xuất phát từ hai phía mà không màng vật chất hay lòng tốt của con người.
Từ “vàng” trong câu thơ đầu không cùng nghĩa với từ “vàng” trong các câu thành ngữ trên bởi nó có nghĩa là tên một chất liệu.